Hành vi cướp tài sản rồi bỏ trốn phạm tội gì?

0
242

Theo Điều 168, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) hành vi cướp tài sản; bỏ trốn được quy vào tội cướp tài sản với các dấu hiệu được quy định như sau:

Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.

Vậy người có hành vi cướp tài sản của người khác; sau đó bỏ trốn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản.

Cấu thành tội phạm tội cướp tài sản

Mặt khách quan của tội phạm

  • Dùng vũ lực: là dùng sức mạnh vật chất tấn công người chủ tài sản, người quản lý tài sản; hoặc bất kỳ người khác ngăn cản việc chiếm đoạt của người phạm tội nhằm đè bẹp sự phản kháng; làm tê liệt ý chí của nạn nhân để chiếm đoạt tài sản.
  • Đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc: là đe dọa dùng tức khắc sức mạnh vất chất được thể hiện bằng lời nói; cử chỉ hành động đe dọa sẽ tấn công người quản lý tài sản; hoặc những người khác nếu không đáp ứng yêu cầu; hoặc có ý định ngăn cản hành vi chiếm đoạt tài sản của người phạm tội.
  • Hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự để chiếm đoạt tài sản. Người phạm tội không dùng vũ lực; hoặc đe dọa dùng vũ lực; xong bằng mọi cách thức, thủ đoạn; người phạm tội đã đưa nạn nhân vào tình trạng không còn khả năng quản lý được tài sản như; dùng ê te, các loại thuốc ngủ đầu độc nạn nhân; dùng dây chằng qua đường làm nạn nhân vấp ngã để cướp tài sản…

Ngoài ra, tội cướp tài sản là tội phạm có cấu thành hình thức; và được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội đã thực hiện một trong các hành vi dùng bạo lực; đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực; hoặc hành vi khác làm cho người bị tấn công lầm vào tình trạng không thể chống cự được; không kể người phạm tội có chiếm đoạt được tài sản hay không.

Khách thể

Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của Nhà nước của tô chức và công dân.

Ngoài ra còn xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ của chủ tài sản, ngưòi quản lý tài sản hoặc người (bất cứ người nào) cản trở việc thực hiện tội phạm của kẻ phạm tội.

Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi: Cố ý trực tiếp

Động cơ: Tư lợi, muốn lấy về cho mình những lợi ích vật chất.

Mục đích: Mục đích là chiếm đoạt tài sản của người khác (Chú ý: Đây là yếu tố bắt buộc của CTTP). Mục đích chiếm đoạt phải có trước ( Giết người rồi mới nảy sinh ý định chiếm đoạt TS thì không phải là cướp).

Chủ thể: Người từ đủ 14 tuổi trở lên ( vì thoả mãn khoản 2 điều 12) và có năng lực trách nhiệm hình sự.

Chủ thể

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Tội cướp tài sản có phải là tội cấu thành hình thức không?

Cướp tài sản là tội phạm có cấu thành hình thức và được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội thực hiện một trong các hành vi được quy định tại Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể như sau:

– Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, tùy vào tính chất mức độ của hành vi mà người phạm tội có thể bị phạt tù từ 03 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

– Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, theo quy định trên thì bạn đã dùng súng để uy hiếp nhân viên ngân hàng giao tiền – hành vi đe dọa dùng vũ lực làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản. Hành vi đó đã có dấu hiệu của Tội cướp tài sản và bạn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Phân biệt tội cướp tài sản và cướp giật tài sản

Điểm giống nhau

Căn cứ pháp lý: Bộ luật hình sự năm 2015

Cả hai tội cướp giật tài sản và tội cướp tài sản đều thuộc nhóm tội xâm phạm đến quyền sở hữu; đều có hành vi gây thiệt hại; đe dọa quan hệ sở hữu xâm phạm đến quyền sở hữu của chủ sở hữu tài sản đó.

Cả hai tội phạm này đều là lỗi cố ý.

Điểm khác nhau

Cướp tài sản Cướp giật tài sản
Luôn có sự xâm phạm đến quyền sở hữu và sức khỏe hoặc tính mạng của chủ sở hữu tài sản đó Luôn có sự xâm phạm đến quyền sở hữu nhưng có thể có hoặc không xâm phạm đến sức khỏe hoặc tính mạng của chủ sở hữu tài sản.
Dùng vũ lực; đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc hành vi có khả năng làm cho nạn nhân mất hoàn toàn năng lực phản kháng sau đó chiếm đoạt tài sản Việc chiếm đoạt tài sản không che giấu đối với nạn nhân và những người khác; lợi dụng chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản không chú ý; chiếm đoạt tài sản nhanh chóng và sau đó tẩu thoát một cách nhanh chóng không có hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực
Mức hình phạt cướp tài sản thấp nhất 3 năm tù và cao nhất là tử hình Mức hình phạt cướp giật tài sản có mức hình phạt thấp 1 năm tù và cao nhất tù chung thân.
Trạng thái nạn nhân trong cướp tài sản không thể chống cự Trạng thái nạn nhân trong cướp giật tài sản là không kịp trở tay.
========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT

Giám đốc - Luật sư:  Đỗ Ngọc Anh
Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Văn phòng luật sư Hải Phòng: Số 102, Lô 14 đường Lê Hồng Phong, Phường Đằng Lâm, Quận Hải An, Hải Phòng.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: luatdogiaviet@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatdogiaviet.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcCông ty tạm ngưng có đóng thuế môn bài không? Công ty không đóng thuế môn bài khi nào?
Bài tiếp theoĐăng ký bảo hộ tên thương mại