Hành vi đánh ghen có thể cấu thành các tội nào theo quy định của pháp luật hình sự ? Phát tán video đánh ghen lên mạng thì phạm tội gì ? và một số vướng mắc pháp lý khác liên quan đến việc đánh ghen sẽ được luật sư giải đáp cụ thể:
1. Đánh ghen lột đồ người khác?
Trả lời:
1. Tội làm nhục người khác:
Hành vi đánh đánh ghen, lột quần áo ngay giữa đường, bị rắc ớt và nước mắm lên người. Ngoài ra còn bị quay video tung lên mạng xã hội là các hành vi vi phạm tội làm nhục người khác được quy định tại điều 155, Bộ Luật hình sự 2015, sửa đôi bổ sung năm 2017:
Điều 155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm…..
Như vậy hành vi làm nhục người khác thì sẽ bị xử lý theo hình phạt sau:
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm (Nếu thuộc khoản 1).
– Phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm (Nếu thuộc khoản 2).
– Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm (Nếu thuộc khoản 3)
Hành vi làm nhục người khác sẽ bị phạt tù với mức phạt cao nhất là 05 năm.
Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền khi gây ra thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác:
Căn cứ theo điều 592, Bộ luật dân sự năm 2015:
Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
c) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
2. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.
Nếu trong hành vi đánh ghen có gây thương tích cho nạn nhân đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, thì ngoài việc bị xử lý về tội làm nhục người khác còn có thể bị xử lý về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác theo điều 134, Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Ngoài ra còn bị phạt tiền theo điều 590, Bộ luật dân sự năm 2015:
Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
– Thiệt hại khác do luật quy định.
– Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại ở các phần nêu trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Như vậy: Hành vi đánh ghen có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội ” làm nhục người khác ” và có thể bị truy cứu thêm tội ” cố cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác ” nếu có đủ dấu hiệu phạm tội. Ngoài ra còn có thể bị phạt tiền (bồi thường thiệt hại).
2. Tội làm nhục người khác?
Trả lời:
Thứ nhất, phải xét xem các yếu tố có đủ cấu thành tội phạm của người phụ nữ đã làm nhục bạn (tạm gọi là chị A) không:
+ Mặt khách quan, chị A có những lời nói, hành vi xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự của bạn, có những ngôn từ thô bỉ, chửi bới bạn. Trực tiếp đến gặp bạn như vậy đã là một yếu tố cấu thành tội rồi.
+ Về mặt chủ quan, chị A phạm tội này với lỗi cố ý, ý thức chủ quan là muốn xúc phạm, làm nhục, mong muốn người bị hại là bạn phải chịu sự lăng mạ với nhiều động cơ khác nhau để trả thù bạn, thỏa mãn tâm lý.
+ Chị A đó đã lấy chồng và là vợ chồng trên pháp lý được pháp luật công nhận, có thể coi là người thành niên, trên 18t, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
“Điều 155. Tội làm nhục người khác
- 1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm….
Tùy vào mức độ chị A gây ra thiệt hại hay tổn thương tâm lý, danh dự, nhân phẩm cho bạn mà chị A sẽ phải chịu trách nhiệm với các mức phạt khác nhau, có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, chị A còn có hành vi đánh đập bạn, có thể quy vào tội cố ý gây thương tích, cúng sẽ theo pháp luật quy định.
Bạn hoàn toàn có thể khởi kiện chị A ra tòa. Để bảo vệ bản thân.
Thứ hai, về vấn đề tư vấn, Thực ra tâm lý chung của các chị vợ, khi chồng mình đi ngoại tình, thường quy tội về người mà chồng mình tìm đến là người đã phá vỡ hạnh phúc gia đình mình, Nhưng không phải trường hợp nào cũng như vậy, cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, và đầu tiên cần chấn chỉnh phải là người chồng của mình. Vì tâm lý không được ổn định, người vợ thường có những suy nghĩ tiêu cực, không kiểm soát bản thân và mục đích cần phải trả thù, dằn mặt người đã khiến chồng mình phản bội mà dẫn đến những hành vi sai trái.
Còn với bạn hay tất cả phụ nữ nói chung, trước khi tiến tới với ai đó, cần phải tìm hiểu rõ ít nhất là về những cái cơ bản của đối phương như đối phương đã có gia đình chưa, có điều gì khiến các bạn nên dừng lại mối quan hệ này không để tránh làm trái đạo đức xã hội, tránh tổn thương sau này. tất nhiên loại trừ trường hợp có những người cố ý chen vào gia đình người khác kể cả khi biết người đó đã có gia đình.
Bạn cũng nên nghĩ đến việc, tại sao người đàn ông này tìm đến mình khi đã có gia đình, người ta có thể phản bội vợ vì lý do gì đó, liệu sau này nếu người ta đến với mình, người ta có chung thủy với mình hay không. Khi biết người ta có gia đình, bạn đã dừng lại mối quan hệ này, nhưng họ không buông tha bạn, ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, bạn nên báo ngay lên cơ quan chính quyền để cơ quan có thẩm quyền can thiệp chứ không nên chịu đựng như vậy. Vì một khi họ muốn phá bạn, thì họ sẽ làm đủ mọi cách để khiến bạn khổ.
Bạn nên tỉnh táo để bảo vệ bản thân!
3. Đánh ghen tống tiền?
Trả lời:
Trước tiên, việc bạn có qua lại với cô gái một vài lần sẽ không cấu thành tội hình sự (Điều 147 Bộ luật hình sự – vi phạm chê độ một vợ một chồng). Theo đó, chỉ khi bạn có hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với cô gái thì mới cấu thành tội. Hiện tại, việc qua lại một vài lần chỉ bị lên án về đạo đức.
* Về hành động của chồng cô gái thì đã cấu thành tội phạm hình sự theo Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, cụ thể:
Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Nếu hành vi của người chồng vi phạm các quy định nêu trên thì sẽ bị xử phạt về tội cố ý gây thương tích. Trong trường hợp thương tật ở mức nhẹ thì sẽ bị xử phạt hành chính.
Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản
1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm…..
Vì người chồng đã uy hiếp tinh thần của bạn để tống tiền và chiếm đoạt tài sản, do vậy hành vi này đã cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản và có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.
Để giải quyết triệt để vấn đề này, tốt nhất bạn nên trình báo lên cơ quan công an. Vì đây là tội phạm hình sự cần được trừng phạt đích đáng. Bạn cũng nên có biện pháp và chuẩn bị sẵn tinh thần trong trường hợp vợ và gia đình biết chuyện.
4. Đánh ghen nhầm?
Luật sư tư vấn quy định pháp luật về đánh ghen, gọi ngay: 0944.450.105
Trả lời:
Căn cứ theo điểm e khoản 3 điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:
Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;
Do anh chưa cung cấp đầy đủ thông tin về tỷ lệ thương tật của em gái anh gặp phải là bao nhiêu phần trăm, nên bước đầu xác định việc xâm hại đến sức khỏe của người phụ nữ kia sẽ bị xử phạt hành chính từ 2.000.000 VNĐ đến 3.000.000 VNĐ. Song, khi em gái anh chính thức có kết luận về tỷ lệ thương tật thì hoàn toàn có thể làm đơn tố cáo hành vi phạm tội đó tới cơ quan công an hoặc Tòa án nhân dân cấp Quận (huyện) để được giải quyết. Cụ thể khi có đầy đủ yếu tố cấu thành thì chị ta có thể bị khởi tố hình sự về tội danh cố ý gây thương tích theo Điều 134 về tội Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác thì có thể bị xử lý phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Ngoài ra, việc người phụ nữ đã đến xin lỗi và nhận mình đánh ghen nhầm người thì được coi là một cơ sở để áp dụng tình tiết giảm nhẹ cho trách nhiệm hình sự cho tội danh cố ý gây thương tích, bởi hành vi của họ là hành vi nguy hiểm cho xã hội nên sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
5. Chuyển hóa tội phạm?
Trả lời:
Đôi khi trong xét xử các vụ án hình sự cho thấy, có rất nhiều vụ án gây nên hậu quả chết người nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ xác định hành vi đó là cố ý gây thương tích dẫn đến chết người. Hay đôi khi có những hành vi phạm tội ban đầu chỉ đơn thuần là để gây thương tích song sau đó lại dẫn đến hậu quả chết người. Do vậy, để đảm bảo sự công minh, xét xử đúng người, đúng tội, ta cần làm rõ ranh giới mong manh giữa cố ý gây thương tích dẫn đến chết người và giết người như sau:
Về mục đích phạm tội
Mục đích của người phạm tội giết người là muốn tước đoạt mạng sống, xâm phạm trực tiếp và chính diện đến tính mạng, sức khỏe của người khác. Mong muốn khi thực hiện hành vi phạm tội của tội phạm là làm người khác chết.
Mục đích của người phạm tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người là gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không muốn tước đoạt mạng sống của người khác. Để thực hiện hành vi này, người phạm tội dùng các loại vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại, a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm… và đôi khi đã xảy ra hậu quả ngoài ý muốn là tước đoạt mạng sống của nạn nhân.
Tội cố ý gây thương tích
Về lỗi của người thực hiện hành vi phạm tội
Với tội giết người, người phạm tội mang lỗi cố ý với cả hành vi và hậu quả chết người. Họ ý thức được hành vi của mình sẽ dẫn đến hậu quả là làm người khác chết nhưng vẫn cố ý thực hiện và mong muốn hậu quả chết người xảy ra.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số điện thoại gọi ngay số: 0944.450.105 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự – Công ty luật Đỗ Gia Việt
ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT
Giám đốc - Luật sư: Đỗ Ngọc AnhCông ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy: Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Văn phòng luật sư Hải Phòng: Số 102, Lô 14 đường Lê Hồng Phong, Phường Đằng Lâm, Quận Hải An, Hải Phòng.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: luatdogiaviet@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatdogiaviet.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino