Trông giữ xe có cần phải đăng ký kinh doanh ? Cách thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh ?

0
547

Đăng ký kinh doanh hợp pháp thì có phải nộp thuế ? Thắc mắc về việc phải đăng ký kinh doanh không ? Hỏi về thủ tục đăng ký kinh doanh tại UBND huyện ? và các vấn đề pháp lý khác liên quan sẽ được Luật Đỗ Gia Việt tư vấn cụ thể:

1. Trông giữ xe có cần phải đăng ký kinh doanh ?

Chào luật sư, luật sư cho hỏi: Tôi có làm trông giữ xe tại nhà cho nhân viên của một công ty gần đấy ra vào. Mỗi tháng tôi thu được chỉ khoảng hơn hai, ba triệu. Nhưng nay lại bị các cán bộ phường bảo phải đi đăng ký kinh doanh và đóng thuế. Tôi không hiểu là sao, vậy có đúng không?
Cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Khi hoạt động kinh doanh, chủ thể kinh doanh phải thực hiện đăng ký theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh nếu thuộc các trường hợp phải đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên không phải mọi trường hợp kinh doanh có lợi nhuận đều phải thực hiện đăng ký, mà trong một số trường hợp kinh doanh pháp luật quy định không phải đăng ký kinh doanh, cụ thể như sau:

Tại Khoản 2 Điều 66 Nghị đinh 78/2015/NĐ-CP quy định trường hợp kinh doanh không phải đăng ký kinh doanh như sau:

Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

Như vậy, trường hợp đầu tiên thực hiện hoạt động kinh doanh mà không phải đăng ký kinh doanh là các trường hợp sau:

– Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối;

– Những người bán hàng rong, quà vặt;

– Những người buôn chuyển ( người mua hàng hóa từ nhiều nơi khác về rồi bán cho những người mua buôn, người bán lẻ,…);

– Những người kinh doanh lưu động ( là trường hợp bán hàng tích hợp trên những phương tiện di chuyển như xe đẩy, xe máy, xe tải nhỏ,..);

– Những người làm dịch vụ có thu nhập thấp.

Tuy nhiên, theo quy định trên nếu các chủ thể kinh doanh các ngành nghề có điều kiện thì vẫn phải thực hiện đăng ký theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định về cá nhân hoạt động th­ương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh (sau đây gọi tắt là cá nhân hoạt động th­ương mại). Cụ thể tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định các cá nhân hoạt động th­ương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác như­ng không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “th­ương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại sau đây:

– Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

– Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

– Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

– Buôn chuyếnlàhoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;

– Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

– Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

Như vậy, đối với những hoạt động thương mại như trên thì cá nhân không phải thực hiện đăng ký kinh doanh. Việc thực hiện các hoạt động thương mại này phải đảm bảo tuân thủ các quy định khác của pháp luật như:

– Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh: cụ thể là cá nhân hoạt động thương mại được phép kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật, trừ các hàng hóa, dịch vụ sau: Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật; Hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, hàng quá thời hạn sử dụng, hàng không bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; hàng không bảo đảm chất l­ượng, bao gồm hàng mất phẩm chất, hàng kém chất l­ượng, hàng nhiễm độc và động, thực vật bị dịch bệnh; Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật.

– Địa điểm kinh doanh: trong một số trường hợp, cá nhân hoạt động thương mại không được thực hiện hoạt động tại các khu vực, tuyến đường, địa điểm như: Khu vực thuộc các di tích lịch sử, văn hóa đã đ­ược xếp hạng, các danh lam thắng cảnh khác; Khu vực các cơ quan nhà n­ước, cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế; Khu vực thuộc vành đai an toàn kho đạn d­ược, vật liệu nổ, nhà máy sản xuất đạn d­ược, vật liệu nổ, doanh trại Quân đội nhân dân Việt Nam; Khu vực thuộc cảng hàng không, cảng biển, cửa khẩu quốc tế, sân ga, bến tầu, bến xe, bến phà, bến đò và trên các ph­ương tiện vận chuyển; Khu vực các tr­ường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ng­ưỡng;….

– Ngoài ra trong quá trình thực hiện hoạt động thương mại của mình, cá nhân phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội (bao gồm cả các quy định về thực hiện nếp sống văn minh), vệ sinh phòng bệnh, môi trường, phòng cháy, chữa cháy, phòng, chống thiên tai và giao thông vận tải.

Căn cứ vào các quy định ở trên, hoạt động trông giữ xe là một trong các hoạt động được quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP

đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

nên căn cứ vào quy định này, hoạt động trông giữ xe là hoạt động thương mại không thuộc trường hợp phải đăng ký kinh doanh, do vậy bạn kinh doanh dịch vụ trông giữ xe không phải thực hiện đăng ký kinh doanh, nên việc các cán bộ phường yêu cầu bạn đi thực hiện đăng ký kinh doanh đối với hoạt động này là không đúng.

2. Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh ?

Thưa luật sư, Tại địa điểm A đang kinh doanh dịch vụ khách sạn, tôi muốn kinh doanh thêm bán vé máy bay, tôi là đại lý cấp 2 chỉ để bảng hiệu nhỏ phía trước như vậy tôi có bị phạt hay không ?
Nhờ luật sư tư vấn cho tôi!

Trả lời:

Căn cứ vào điều 3 nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định về các cá nhân hoạt động thương mại độc lập một cách thường xuyên không phải đăng kí kinh doanh như sau:

1. Cá nhân hoạt động th­ương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác như­ng không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “th­ương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại sau đây:

a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

d) Buôn chuyếnlàhoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;

đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

2. Kinh doanh l­ưu động là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định.

Như bạn đã trình bày, bạn dự định thành lập một đại lý bán vé máy bay, trường hợp này của bạn không thuộc một trong các trường hợp không phải đăng kí kinh doanh nói trên, vì vậy bạn phải tiến hành các thủ tục đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Bạn muốn mở đại lý tại nhà, kinh doanh nhỏ lẻ, tự mình làm và không cần lao động thì bạn có thể tiến hành đăng kí kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên và hộ kinh doanh cá thể theo các quy định của Luật doanh nghiệp 2014.

Công ty phải sử dụng biển hiệu đúng quy định của Luật Quảng cáo 2012 tại Điều 34 như sau:

“1. Biển hiệu phải có các nội dung sau:

a) Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);

b) Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c) Địa chỉ, điện thoại.

2. Việc thể hiện chữ viết trên biển hiệu phải tuân thủ quy định tại Điều 18 của Luật này.

3. Kích thước biển hiệu được quy định như sau:

a) Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét (m), chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà;

b) Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa là 04 mét (m) nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.

4. Biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.

5. Việc đặt biển hiệu phải tuân thủ các quy định của Luật này và quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành.”

Nếu bạn chỉ đăng kí kinh doanh khách sạn àm bạn lại treo biển cho đại lý bán vé máy bay nữa thì vi phạm Luật quảng cáo đó là biển hiệu phải đúng với giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh

Kính chào quý Luật sư: Cho tôi tư vấn 1 vấn đề về việc cụ thể như sau!. Gia đình tôi đang cho thuê mặt bằng kinh doanh đèn trang trí, có treo biển hiệu ngang và đăng ký kinh doanh đầy đủ đúng quy định. Nay tôi xin bố mẹ cho treo thêm 1 biển quảng cáo nhỏ ngay tại địa chỉ như trên, kích thước khoảng 60×40 bằng đèn Led! ( chỉ đặt biển hiệu, không kinh doanh ở nơi đặt biển vì chủ yếu tôi kinh doanh trên mạng ). Vậy kính hỏi quý Luật sư việc treo thêm biển hiệu khác ngành nghề đã đăng ký kinh doanh trên cùng 1 địa chỉ thì có cần đăng ký kinh doanh, đóng thuế không? Có cần xin phép uỷ ban phường không? Hay cần những thủ tục cần thiết gì không? Mong sớm nhận được sự tư vấn của quý Luật sư! Xin trân thành cảm ơn!

Doanh nghiệp phải treo biển tại trụ sở và phải đảm bảo yêu cầu về mỹ quan, chữ viết, vị trí và nội dung biển hiệu của doanh nghiệp như sau:

  1. Về mỹ quan, chữ viết biển hiệu của doanh nghiệp:
  2. a) Biển hiệu phải bảo đảm mỹ quan;
  3. b) Biển hiệu phải viết bằng chữ Việt Nam; trường hợp muốn thể hiện tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế, tên, chữ nước ngoài doanh nghiệp phải ghi ở phía dưới, kích thước nhỏ hơn chữ Việt Nam.
  4. Về vị trí biển hiệu của doanh nghiệp:

Biển hiệu chỉ được viết, đặt sát cổng, hoặc mặt trước của trụ sở hoặc nơi kinh doanh của doanh nghiệp; mỗi doanh nghiệp chỉ được viết, đặt một biển hiệu tại cổng; tại trụ sở.c nơi kinh doanh độc lập với doanh nghiệp khác chỉ viết, đặt một biển hiệu ngang và không quá hai biển hiệu dọc.

  1. Về Nội dung biển hiệu của doanh nghiệp:
  2. a) Tên cơ quan chủ quản trực tiếp của doanh nghiệp (thông thường là Sở Kế hoạch và Đầu tư);
  3. b) Tên gọi đầy đủ bằng chữ Việt Nam đúng với quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập doanh nghiệp;
  4. c) Loại hình doanh nghiệp hoặc hợp tác xã;
  5. d) Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp(đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ);

đ) Địa chỉ giao dịch, số điện thoại;

  1. e) Trên biển hiệu được thể hiện biểu tượng (logo) của doanh nghiệp đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, diện tích logo không quá 20% diện tích biển hiệu, không được thể hiện thông tin, hình ảnh quảng cáo cho bất cứ loại hàng hóa, dịch vụ nào.

Đối với hành vi không treo biển tại trụ sở của doanh nghiệp: bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Như vậy, một doanh nghiệp chỉ được đặt một biển hiệu tại cổng, tại trụ sở. Bạn đang kinh doanh đèn led rồi nên tại trụ sở kinh doanh đèn led bạn không được đặt thêm biển hiệu nữa. Đồng thời Nội dung biển hiệu phải đúng với giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh do cơ quan cấp phép thành lập doanh nghiệp. Còn hình thức bán hàng trên mạng của bạn không được cấp phép thành lập doanh nghiệp nên không thể treo biển hiệu

Thưa luật sư, xin Luật sư cho em hỏi người không có giấy phép kinh doanh công ty đào tạo ca sỹ phải chịu xử phạt hành chính như thế nào? Cảm ơn!

=> Thứ nhất, theo quy định của Khoản 1 Điều 3 thì hoạt động kinh doanh của bạn không thuộc một trong các trường hợp cá nhân hoạt động th­ương mại một cách độc lập, thường xuyên không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh sau đây:

– Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

– Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

– Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

– Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;

– Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

– Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

Về mức phạt khi không đăng ký kinh doanh được quy định tại khoản 7 điều 1 nghị định 124/2015/NĐ-CP như sau:

“Điều 6. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh không đúng địa điểm, trụ sở ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 4 Điều này trong trường hợp kinh doanh ngành, nghề thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.”

Như vậy, Đối với hình thức công ty mà không có giấy phép kinh doanh sẽ bị phạt từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng.

Kính gửi luật sư, Công ty em đang có mong muốn thay đổi địa chỉ trên giấy phép kinh doanh. Theo em được biết thì phải thay đổi luôn con dấu . Nhưng do các chứng từ kế toán cũ chưa được bên dịch vụ kế toán cung cấp . Bên em có thể giữ lại con dấu cũ để đóng dấu cho các chứng từ có hiệu lực trước khi chuyển đổi giấy phép được không ? Không nộp lại con dấu cũ có được cấp con dấu mới không ah ? Có thời hạn quy định bắt buộc phải nộp lại con dấu cũ hay không, và thủ tục thông báo hủy con dấu cũ sau khi dùng xong như thế nào ạ? Mong luật sư giải đáp thắc mắc.

Điều 14. Thời hạn sử dụng con dấu Theo Thông tư số: 21/2012/TT-BCA

QUY ĐỊNH VỀ CON DẤU CỦA CÁC CƠ QUAN TỔ CHỨC, CHỨC DANH NHÀ NƯỚC

1.Con dấu của các cơ quan, tổ chức sử dụng trong thời hạn 05 (năm) năm kể từ ngày con dấu có giá trị sử dụng được ghi trên Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp. Hết thời hạn trên, cơ quan, tổ chức sử dụng con dấu phải đăng ký lại mẫu dấu tại cơ quan Công an nơi cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.

2. Trong thời hạn 05 (năm) năm, con dấu của các cơ quan, tổ chức bị mòn, méo, biến dạng, hỏng, mất hoặc có thay đổi tên, trụ sở, mô hình tổ chức thì cơ quan, tổ chức có văn bản đề nghị cơ quan Công an có thẩm quyền làm thủ tục đổi, cấp lại con dấu.

Theo như quy định trên trong thời hạn 5 năm con dấu của công ty bạn phải được cấp lại do công ty bạn tiến hành thay đổi ĐKKD (tức là có sự thay đổi nhất định về tên, trụ sở, mô hình tổ chức…)

Nên trước khi đi đăng kí thay đổi kinh doanh bạn nên hoàn tất xong các chứng từ kế toán cũ

Hiện nay, theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 về nội dung và số lượng con dấu của doanh nghiệp đã được quy định rất rõ. Theo Nghị định 96/2015/NĐ-CP quy định về con dấu thì doanh nghiệp được phép tự khắc dấu cho công ty mình thông qua một cơ sở khắc dấu được cấp phép. Tại Điều 15 Nghị định 96/2015/NĐ- CP quy định, trường hợp làm con dấu mới thì con dấu cũ sẽ được xử lý như sau:
1. Các doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 tiếp tục sử dụng con dấu đã được cấp cho doanh nghiệp mà không phải thực hiện thông báo mẫu con dấu cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Trường hợp doanh nghiệp làm thêm con dấu, thay đổi màu mực dấu thì thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu theo quy định về đăng ký doanh nghiệp.
2. Trường hợp doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 làm con dấu mới theo quy định tại Nghị định này thì phải nộp lại con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu. Cơ quan công an cấp giấy biên nhận đã nhận lại con dấu tại thời điểm tiếp nhận lại con dấu của doanh nghiệp.
3. Trường hợp doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 bị mất con dấu, mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu thì doanh nghiệp được làm con dấu theo quy định tại Nghị định này; đồng thời thông báo việc mất con dấu, mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.

Như vậy, đối với trường hợp của công ty bạn đã thành lập và làm con dấu từ trước ngày 01/07/2015 tuy nhiên có thay đổi trụ sở và đã làm thủ tục đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính, do vậy thông tin về địa chỉ trên con dấu đã được cấp trước đó không còn đúng, công ty bạn đã làm con dấu mới để sử dụng thì con dấu cũ của doanh nghiệp và giấy chứng nhân đăng ký mẫu dấu bạn sẽ nộp lại cho cơ quan công an khi doanh nghiệp đăng ký và sử dụng con dấu mới.

Thủ tục hủy dấu:

Hồ sơ trả con dấu cho cơ quan công an:

1. Công văn đề nghị trả con dấu (Nếu rõ lý do trả dấu)
2. Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.
3. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao công chứng)
4. Giấy giới thiệu (nếu người đi thực hiện thủ tục không phải là người đại diện theo pháp luật)

Quy trình trả dấu

Sau khi nộp hồ sơ trả dấu pháp nhân, trong vòng 5 ngày làm việc (không tính thứ 7, CN và ngày lễ) cơ quan công an sẽ ra biên bản hủy dấu. Khi tới lấy kết quả, doanh nghiệp mang theo dấu cũ để thực hiện hủy dấu và nhận kết quả là biên bản xác nhận đã hoàn thành thủ tục trả con dấu.

Thưa luật sư, xin hỏi: Có phải xin giấy phép của sở y tế để kinh doanh phun xăm thẩm mỹ không?Dạ, xin chào hãng luật. Em đã lập một spa chuyên cắt tóc, gội đầu, làm móng, massage mặt. Giờ em muốn cung cấp dịch vụ phun xăm mắt, môi, lông mày và triệt lông. Vậy, em có cần xin giầy phép gì của sở y tế không ạ? Sở y tế có yêu cầu em cần có chứng chỉ gì không ạ? Em cảm ơn.

=> Luật doanh nghiệp 2014 và Thông tư số 07/2007/TT-BYT hướng dẫn về hành nghề y, y học cổ truyền và trang thiết bị y tế tư nhân.

“Điều 27. Trình tự thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
1. Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Luật này cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
3. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, sự phối hợp liên thông giữa các cơ quan trong cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký lao động, bảo hiểm xã hội và đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.”

Đối với kinh doanh dịch vụ spa bạn sẽ tiến hành các bước để đăng kí doanh nghiệp theo trình tự thủ tục quy định tại Điều 27 Luật Doanh Nghiệp.

B1. Lập Hồ sơ đăng kí kinh doanh sẽ phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà bạn lựa chọn.

B2. Nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh tại cơ quan đăng kí kinh doanh.

B3. Trong thời hạn 3 ngày làm việc cơ quan đăng kí kinh doanh sẽ xem xét tình hợp lệ của hồ sơ đăng kí kinh doanh và cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.

Kinh doanh dịch vụ spa là loại hình kinh doanh có điều kiện nên khi tiến hành đăng kí kinh doanh sẽ phải có một số điều kiện nhất định và khi nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh bạn sẽ phải nộp kèm theo những giấy tờ chứng minh đủ điều kiện kinh doanh, do thông tin bạn cung cấp chưa cụ thể về dịch vụ bạn dự định kinh doanh nên chúng tôi sẽ đưa ra ý kiến tư vấn trong hai trường hợp cụ thể sau:

Theo Thông tư số 07/2007/TT-BYT hướng dẫn về hành nghề y, y học cổ truyền và trang thiết bị y tế tư nhân.
II. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ

9. Điều kiện và phạm vi chuyên môn hành nghề đối với phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ
9.1. Điều kiện về nhân sự và cơ sở vật chất:
a. Người đứng đầu phải có chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh được đăng ký phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ;
b. Người làm công việc chuyên môn phải đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định tại Mục VIII của Thông tư này;
c. Phải có đủ dụng cụ, trang thiết bị phù hợp với phạm vi hành nghề, có hộp thuốc chống choáng, thuốc cấp cứu chuyên khoa;
d. Phòng khám có diện tích ít nhất là 10m2, phòng phẫu thuật có diện tích ít nhất là 12m2, phòng lưu bệnh nhân có diện tích ít nhất 12m2, tường của tất cả các phòng đó phải được ốp gạch men hoặc vật liệu chống thấm bảo đảm vệ sinh vô trùng, chiều cao không thấp hơn 3,1m;
đ. Bảo đảm các điều kiện phòng chống cháy nổ, xử lý chất thải và vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật;
e. Việc phẫu thuật thẩm mỹ làm thay đổi đặc điểm nhận dạng đã được xác định trong chứng minh nhân dân chỉ được thực hiện sau khi người có yêu cầu phẫu thuật thẩm mỹ đã có đơn gửi cơ quan Công an nơi cấp Chứng minh nhân dân.
9.2. Phạm vi hành nghề:
a. Xăm môi, xăm mi, hút mụn;
b. Cấy tóc, cấy lông mày;
c. Nâng gò má thấp, nâng sống mũi;
d. Xử lý các nếp nhăn mi trên, mi dưới, tạo hình mắt một mí thành hai mí;
đ. Không được phẫu thuật tạo hình như nâng ngực; nâng vú; thu nhỏ quầng vú; thu gọn thành bụng; thu gọn mông, đùi; căng da mông, đùi; lấy mỡ cơ thể; căng da mặt.

Trân trọng./.

3. Đăng ký kinh doanh hợp pháp thì có phải nộp thuế ?

Kính chào công ty luật Đỗ Gia Việt! Tôi có câu hỏi mong luật sư tư vấn giúp tôi như sau: Tôi năm nay 28 tuổi, lên kế hoạch mở cửa hàng photocopy đa dịch vụ khi đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc và học tập tại Tp. HCM. Với dịch vụ như vậy tôi có cần phải đăng ký Giấy phép kinh doanh (GPKD) hay không? Nếu không cần phải đăng ký GPKD thì tôi phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế như thế nào?Với dịch tổng hợp như vậy, tôi sẽ phải đăng ký GPKD như thế nào? Việc đóng thuế sẽ thực hiện ra sao? Ban đầu tiệm chỉ có một mình tôi làm, nhưng sau khoảng 4-6 tháng, việc tuyển dụng thêm nhân lực là việc không thể tránh khỏi. Khi nhân lực tăng thêm thì 2 trường hợp tôi kể trên có gì thay đổi hay không? Cuối cùng, xin luật sư gửi giúp những văn bản pháp luật về việc mở cửa hàng kinh doanh như trường hợp của tôi để tôi có thể tham khảo, tránh trường hợp không biết luật bị luật hành.

Trả lời:

Về việc đăng ký giấy phép kinh doanh

Dịch vụ in ấn là loại hàng hóa, dịch vụ có điều kiện theo quy định tại Phụ lục 4 Luật đầu tư 2014. Ban phải thực hiện các hoạt động sau:

1. Khai báo hoạt động của cơ sở dịch vụ photocopy

Để thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh đối với cơ sở photocopy, bạn cần thực hiện hoạt đông khai báo tại Ủy ban nhân dân cấp huyện theo điều 25 Nghị định số 60/2014/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về hoạt động in.

“Điều 25. Khai báo hoạt động cơ sở dịch vụ photocopy

1. Chậm nhất 10 ngày trước khi hoạt động, cơ sở dịch vụ photocopy phải khai báo với Ủy ban nhân dân cấp huyện.

2. Việc khai báo hoạt động của cơ sở dịch vụ photocopy thực hiện theo quy định sau đây:

a) Cơ sở dịch vụ photocopy gửi tờ khai qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Tờ khai được lập thành 02 (hai) bản theo mẫu quy định.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có một trong các thay đổi về thông tin đã khai báo, cơ sở dịch vụ photocopy phải gửi tờ khai thay đổi thông tin theo mẫu quy định.

4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ khai theo quy định, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm cập nhật thông tin trong tờ khai vào cơ sở dữ liệu của cơ quan mình để quản lý.”

2.​ Đăng ký sử dụng máy photocopy in màu, máy in có chức năng in màu.

Theo điều 10 Thông tư số 03/2015/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông: Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều, khoản của Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in quy định về hoạt động in thì thủ tục đăng ký như sau:

“Điều 10. Sử dụng, đăng ký, chuyển nhượng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu quy định tại Khoản 2, 3 và Khoản 4 Điều 30 Nghị định số 60/2014/NĐ-CP

Trước khi sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu phải đăng ký máy với Sở Thông tin và Truyền thông sở tại. Hồ sơ đăng ký gồm:

a) Đơn đăng ký sử dụng máy theo mẫu quy định;

b) Bản sao có bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực nếu gửi bằng đường bưu chính, chuyển phát giấy phép nhập khẩu máy do Cục Xuất bản, In và Phát hành cấp; giấy tờ đảm bảo tư cách pháp nhân của cơ quan, tổ chức đăng ký sử dụng máy; hợp đồng và hóa đơn mua máy hoặc chứng từ thuê mua máy;

c) Đơn đề nghị chuyển nhượng (đối với máy đã đăng ký sử dụng) có xác nhận của Sở Thông tin và Truyền thông nơi đã đăng ký máy đó.”

Về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp, được quy định tại Điều 71 của Nghị định 78/2015/NĐ-CP đăng ký doanh nghiệp, cụ thể:

” Điều 71. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

1. Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc ngườiđại diện hộ gia đình gửi Giấy đềnghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:

a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);

b) Ngành, nghề kinh doanh;

c) Số vốn kinh doanh;

d) Số lao động;

đ) Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộc hiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinhdoanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhânthành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ giađình thành lập.

Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực củacác cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản saohợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhânthành lập.

2. Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biênnhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộkinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhậnhồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

a) Ngành, nghề kinh doanh không thuộcdanh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;

b) Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợpquy định tại Điều 73 Nghị định này;

c) Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trongthời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanhcấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản chongười thành lập hộ kinh doanh.

3. Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận đượcGiấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầusửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thi người đăng ký hộ kinh doanh cóquyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

4. Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh cấphuyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho cơ quan thuếcùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyênngành cấp tỉnh.”

Về giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, theo Điều 5 Nghị định số 72/2009/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện quy định như sau:

“Điều 5. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự

1. Hồ sơ đề nghị cấp mới Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự bao gồm:

a) Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;

b) Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trừ hộ gia đình kinh doanh chưa được cấp giấy chứng nhận này); Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (đối với chi nhánh doanh nghiệp); Giấy chứng nhận đăng ký thuế (đối với các tổ chức sự nghiệp có thu);

c) Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy hoặc biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy;

d) Bản khai lý lịch của những người quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này (có dán ảnh và xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan nhà nước quản lý trực tiếp). Nếu là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có bản khai nhân sự, bản photocopy hộ chiếu, bản photocopy thẻ cư trú (xuất trình bản chính để kiểm tra).

2. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Công an có thẩm quyền phải hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không đủ điều kiện thì cơ quan Công an phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

3. Phí, lệ phí cấp, đổi, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.”

Về việc đóng thuế

1. Thuế Môn bài.

Văn bản hợp nhất 33/VBHN-BTC hợp nhất Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 75/2002/NĐ-CP điều chỉnh mức thuế Môn bài do Bộ Tài chính ban hành.

Bậc thuế Thu nhập 1 tháng – Mức thuế cả năm..

Đơn vị: đồng

Bậc thuế Thu nhập 1 tháng Mức thuế cả năm
1 Trên 1.500.000 1.000.000
2 Trên 1.000.000 đến 1.500.000 750.000
3 Trên 750.000 đến 1.000.000 500.000
4 Trên 500.000 đến 750.000 300.000
5 Trên 300.000 đến 500.000 100.000
6 Bằng hoặc thấp hơn 300.000 50.000

2. Thuế thu nhập cá nhân và thuế VAT

Bên cạnh đó, theo quy định của Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế 71/2014/QH13 và Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành có quy định về đối tượng phải nộp thuế GTGT; thuế thu nhập cá nhân như sau:

Điều 1. Người nộp thuế.

1. Người nộp thuế theo hướng dẫn tại Chương I Thông tư này là cá nhân cư trú bao gồm cá nhân, nhóm cá nhân và hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là cá nhân kinh doanh). Lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh bao gồm cả một số trường hợp sau:

a) Hành nghề độc lập trong những lĩnh vực, ngành nghề được cấp giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.

2. Người nộp thuế nêu tại khoản 1 Điều này không bao gồm cá nhân kinh doanh có doanh thu từ100 triệu đồng/năm trở xuống.

Điều 2. Phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán.

1. Nguyên tắc áp dụng

a) Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán (sau đây gọi là cá nhân nộp thuế khoán) là cá nhân kinh doanh có phát sinh doanh thu từ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh trừ cá nhân kinh doanh hướng dẫn tại Điều 3, Điều 4 và Điều 5 Thông tư này.

b) Đối với cá nhân nộp thuế khoán thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của năm.

……………………………………………………………………

2. Căn cứ tính thuế

Căn cứ tính thuế đối với cá nhân nộp thuế khoán là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu.

a) Doanh thu tính thuế

Doanh thu tính thuế là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.

Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hoá đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hoá đơn.

a.2) Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

b) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu

b.1) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề như sau:

– Phân phối, cung cấp hàng hóa: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 1%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 0,5%.

– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 5%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%.

– Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 3%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1,5%.

– Hoạt động kinh doanh khác: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 2%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1%.

c) Xác định số thuế phải nộp

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN

Trong đó :

– Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại điểm a, khoản 2 Điều này.

– Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều này.

Lưu ý: Nếu thu nhập của bạn đạt mức doanh thu trên 100 triệu đồng/ năm thì mới phải nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế VAT. Còn nếu mức doanh thu từ 100 triệu đồng/ năm trở xuống thì bạn không phải nộp thuế VAT và thuế thu nhập cá nhân.

Với ngành nghề của bạn thì tỷ lệ tính thuế là: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 2%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1%.

Về việc thuê thêm lao động

Nếu bạn thuê thêm lao động mà số lao động dưới 10 người thì việc nộp thuế và hình thức kinh doanh không có gì thay đổi. Nếu bạn thường xuyên sử dụng lao động từ mười người trở lên thì phải đăng ký thành lập doanh nghiệp, theo đó bạn có thể thành lập doanh nghiệp tư nhân. Căn cứ theo khoản 2 Điều 212 Luật doanh nghiệp 2014 như sau:

“2. Hộ kinh doanh sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp hoạt động theo quy định của Luật này. Hộ kinh doanh có quy mô nhỏ thực hiện đăng ký kinh doanh và hoạt động theo quy định của Chính phủ”.

Doanh nghiệp cần nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân,… bạn có thể tham khảo bài viết các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp​ để hiểu rõ hơn. Thêm vào đó​, bạn có thể tham khảo các văn bản pháp luật như đã nêu ở phần căn cứ pháp lý và các văn bản tại bài viết trên.

4. Thắc mắc về việc phải đăng ký kinh doanh không ?
Chào Công ty luật Đỗ Gia Việt ! Hiện nay tôi đang buôn bán quán ăn sáng nhỏ, bán từ 7h sáng đến 10h sáng.Và chỉ bán vào 1 buổi sáng ngoài ra không kinh doanh gì thêm. Tôi cũng đã xin phòng thuế đóng môn bài và bên thuế họ cũng chấp nhận. Nhưng hôm nay có đoàn kiểm tra đến thì họ hỏi giấy phép kinh doanh và họ nói nó không có giấy phép kinh doanh sẽ phạt từ 5 – 7 triệu.Trường hợp của tôi có cần có giấy phép kinh doanh hay không ?
Rất mong Công ty luật Đỗ Gia Việt tư vấn giúp. Xin chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe toàn thể !

Luật sư tư vấn:

Khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh quy định về cá nhân kinh doanh không phải đăng ký kinh doanh như sau:

“1. Cá nhân hoạt động th­ương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác như­ng không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “th­ương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại sau đây:

a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

d) Buôn chuyếnlàhoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;

đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.”

Như vậy, trường hợp của bạn có địa điểm cố định, kinh doanh thường xuyên, không thuộc trường hợp buôn bán vặt thì phải đăng ký kinh doanh.

-> Những điều cần lưu ý: Kinh doanh thường xuyên, có địa điểm cố định phải đăng ký kinh doanh trừ các trường hợp tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP.

5. Hỏi về thủ tục đăng ký kinh doanh tại UBND huyện ?

Xin chào luật Đỗ Gia Việt, tôi có câu hỏi xin được giải đáp: Gia đình tôi có dự định mở hàng ăn. Dự định kinh doanh hộ gia đình. Sau khi nghiên cứu nghị định 43 tôi có nộp đơn xin cấp giấy phép kinh doanh tại phòng tài chính của UBND huyện. Xong họ yêu cầu gia đình tôi phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm thì mới cấp phép. Cho tôi hỏi họ làm như vậy có đúng không? vì ngành nghề gia đình tôi kinh doanh không cần chứng chỉ hành nghề cũng không cần chứng nhận vốn pháp định trước khi đăng ký kinh doanh theo nghị định 43 ?
Xin cám ơn.
Người gửi: L.G

Trả lời:

Về thủ tục đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh, Điều 52 Nghị định 43/2010/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp có quy định như sau:

“Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:

a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh;

b) Ngành, nghề kinh doanh;

c) Số vốn kinh doanh;

d) Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.

Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao Giấy chứng minh nhân dân của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

Đối với những ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề, thì kèm theo các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình.

Đối với những ngành, nghề phải có vốn pháp định thì kèm theo các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này phải có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.”

Như vậy, đúng như bạn nói, ngành nghề kinh doanh của bạn không thuộc ngành nghề phải có chứng chỉ hành nghề, ngành nghề phải có vốn pháp định. Nên hồ sơ đăng ký kinh doanh chỉ cần có:

“+ Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:

a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh;

b) Ngành, nghề kinh doanh;

c) Số vốn kinh doanh;

d) Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.

+ Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao Giấy chứng minh nhân dân của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.”

Việc cán bộ cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu nộp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là sai. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm không phải là giấy tờ bắt buộc kèm theo trong hồ sơ xin đăng ký kinh doanh. Việc làm Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm chỉ được thực hiện sau khi đã đăng ký kinh doanh theo Điều 34 Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 của Quốc hội:

“Điều 34. Đối tượng, điều kiện cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

1. Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật này;

b) Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.”

Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn.

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT

Giám đốc - Luật sư:  Đỗ Ngọc Anh Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Tổ 14 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: luatsudongocanh@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatsungocanh.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcKinh doanh là gì ? Các lĩnh vực kinh doanh và hình thức kinh doanh
Bài tiếp theoDịch vụ lập vi bằng trọn gói tại Hà Nội