Thành lập doanh nghiệp

0
467

Bạn đang ấp ủ một kế hoạch kinh doanh và muốn thực hiện nó một cách bài bản. Ngoài những vấn đề phải lo lắng như nguồn hàng, đầu ra, chi phí… thì bạn còn phải tìm hiểu về thủ tục thành lập một công ty như thế nào cho đúng, đầy đủ và hiệu quả với quy mô của bạn.

Với kinh nghiệm hơn 10 năm của tôi, tôi tin chắc bạn sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn khi làm các thủ tục liên quan. Vì vậy tôi muốn giúp bạn tiết kiệm được thời gian, tiền bạc và không bị đau đầu bởi các thủ tục pháp lý rườm rà hiện nay.

Tại đây, bạn sẽ được cung cấp những thông tin cập nhật nhất, đầy đủ nhất và được phân loại cụ thể nhất về toàn bộ thủ tục pháp lý liên quan đến thành lập công ty. Những vấn đề tôi tư vấn cho bạn gồm:

  • Lựa chọn loại hình công ty phù hợp
  • Chọn tên công ty phù hợp
  • Chọn địa chỉ trụ sở công ty ở đâu là phù hợp
  • Các thông tin liên lạc nào cần cung cấp
  • Đăng ký ngành nghề như thế nào phù hợp với hoạt động thực tế
  • Các chức danh quan trọng trong công ty
  • Thời gian thực hiện và việc có thể rút ngắn thời gian đó nếu trong trường hợp cấp bách…

Hãy dành khoảng 30 phút chọn và đọc những hướng dẫn cực kỳ hữu ích cho bạn.

Nếu bất kỳ câu hỏi gì liên quan đến thủ tục thành lập công ty, các thủ tục về thuế kế toán sau thành lập hãy liên hệ trực tiếp với tôi, tôi luôn sẵn lòng giúp đỡ và giải đáp.

Thế nhé, chào mừng bạn đến với thế giới doanh nhân.

THÀNH LẬP CÔNG TY

Thành lập công ty là một trong những bước khá là quan trọng khi mà doanh nghiệp của bạn quyết định thành lập công ty của mình sao cho công ty có thể tiến hành việc kinh doanh trên thị trường mang lại nhiều lợi nhuận. Để giúp cho doanh nghiệp có thể nhanh chóng thành lập công ty, Ngọc Anh Law chúng tôi vinh hạnh được tư vấn cho bạn về việc tiến hành thành lập công ty.

Doanh nghiệp của bạn có thể hiểu đăng ký thành lập công ty là việc doanh nghiệp của bạn chuẩn bị các điều kiện cần thiết về việc thành lập doanh nghiệp và thực hiện các trình tự thủ tục thành lập công ty tại cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật

Về việc thực hiện các hồ sơ cần thiết khi đăng ký thành lập công ty bạn có thể tham khảo các việc sau:

  • Doanh nghiệp của bạn đã lựa chọn được mô hình kinh doanh phù hợp: có thể là việc thành lập công ty TNHH, công ty Cổ phần, công ty Tư Nhân…
  • Lựa chọn được địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp của chính mình
  • Lựa chọn được ngành nghề kinh doanh
  • Và doanh nghiệp của bạn có đầy đủ các điều kiện cần thiết khi thành lập công ty của chính mình
  • Khi mà doanh nghiệp của bạn lựa chọn đầy đủ các ngành nghề kinh doanh của mình thì doanh nghiệp của bạn cần chuẩn bị cho mình những điều kiện cần thiết về hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp của công ty mình, cụ thể như: Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp, thẻ căn cước công dân của thành viên trong công ty,…

Dịch vụ của Ngọc Anh Law hỗ trợ tư vấn miễn phí các vấn đề liên quan đến đăng ký thành lập công ty như:

  • Tư vấn cách đặt tên doanh nghiệp (Tên tiếng Việt, tên tiếng Anh, tên viết tắt)
  • Tư vấn lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp
  • Tư vấn về mức vốn điều lệ – mức đóng thuế môn bài
  • Tư vấn về địa chỉ dùng đặt địa chỉ công ty
  • Tư vấn Mô hình và Cơ cấu tổ chức công ty, tư vấn về người đại diện pháp luật
  • Tư vấn Phương thức hoạt động và điều hành công ty
  • Tư vấn Quyền và nghĩa vụ của các thành viên, cổ đông
  • Tư vấn tỷ lệ và phương thức góp vốn
  • Tư vấn các vấn đề nội bộ doanh nghiệp
  • Tư vấn liên quan khác.

Tư vấn thành lập tất cả các loại hình doanh nghiệp

  • Tư vấn thành lập công ty cổ phần
  • Tư vấn thành lập công ty TNHH một thành viên
  • Tư vấn thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên
  • Tư vấn thành lập công ty hợp danh
  • Tư vấn thành lập doanh nghiệp tư nhân.

Ngọc Anh Law đại diện thay quý khách hàng thực hiện các thủ tục sau tại cơ quan hành chính nhà nước

  • Tiến hành soạn hồ sơ theo thông tin khách hàng cung cấp
  • Nộp hồ sơ đăng ký thành lập, Đăng ký mã số thuế doanh nghiệp, Đăng ký mã số XNK
  • Theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ và thông báo kết quả hồ sơ tới khách hàng
  • Nhận giấy phép kinh doanh
  • Đăng ký khắc dấu và công bố mẫu dấu lên cổng thông tin đăng ký quốc gia
  • Đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp lên cổng thông tin đăng ký quốc gia.

THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN

Thành lập văn phòng đại diện – mở rộng mạng lưới kinh doanh là một trong những nhu cầu thường thấy của các doanh nghiệp để phù hợp hơn với tình hình kinh doanh của thị trường, khách hàng và chính bản thân doanh nghiệp. Thấu hiểu được nhu cầu thiết thực đó của quý doanh nghiệp, Kế Toán Ngọc Anh Law  cung cấp dịch vụ tư vấn, hướng dẫn và nhận làm thủ tục thành lập văn phòng đại diện trọn gói và uy tín tại Hà Nội

Trình tự, thủ tục thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp Việt Nam tại Việt Nam

Hồ sơ lập văn phòng đại diện gồm

  • Thông báo lập văn phòng đại diện;
  • Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc lập văn phòng đại diện.
  • Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện.
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 24 Nghị định 43/2010/NĐ-CP của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.

Cách thức lập văn phòng đại diện

(Quy định tại Điều 33 Nghị định số 43/2010/NĐ­CP,Điều 11 Thông tư số 01/2013/TT­BKHĐT và Phụ lục “Biểu mức thu phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp” tại Thông tư số 176/2013/TTBKHĐT)

Doanh nghiệp thực hiện theo một trong các phương pháp sau:

  • Đăng ký trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh.
  • Đăng ký trực tuyến trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia (Xem Tài liệu hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử)

Trình tự thực hiện (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp)

  • Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định.
  • Doanh nghiệp đến nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh
    • Người đại diện của doanh nghiệp nộp hồ sơ theo quy định tại Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, thành phố nơi văn phòng đại diện hoạt động.
    • Doanh nghiệp nộp lệ phí Đăng ký kinh doanh
    • Chuyên viên kiểm tra hồ sơ đủ giấy tờ theo quy định, tiếp nhận hồ sơ và cấp Giấy biên nhận cho doanh nghiệp.
  • Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp lập văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính thì trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, văn phòng đại diện, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản tới Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để bổ sung vào hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

* Lưu ý: Việc thành lập văn phòng đại diện của công ty nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật nước đó.

Trong thời hạn ba mươi ngày làm việc, kể từ ngày chính thức mở văn phòng đại diện ở nước ngoài, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký. Kèm theo thông báo phải có bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện hoặc giấy tờ tương đương để bổ sung vào hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Nhận kết quả lập văn phòng đại diện

(Quy định tại điều 25 Nghị định số 43/2010/NĐ­CP, và Điều 31 Thông tư số 01/2013/TTBKHĐT)

  • Đối với hồ sơ chưa hợp lệ cần bổ sung, doanh nghiệpthực hiện theo các bước như sau:
    • Doanh nghiệp nhận Thông báo bổ sung hồ sơ.
    • Doanh nghiệp điều chỉnh lại hồ sơ theo nội dung hướng dẫn trong thông báo bổ sung và nộp lại hồ sơ theo quy trình trên.
  • Đối với hồ sơ hợp lệ, được chấp thuận:
    • Nếu doanh nghiệp nộp hồ sơ bằng bản giấy tại phòng Đăng ký kinh doanh: Tới ngày hẹn trả kết quả, doanh nghiệp nhận Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện
    • Nếu doanh nghiệp nộp hồ đăng ký kinh doanh qua mạng mà không sử dụng chữ ký số công cộng, đến ngày hẹn trả kết quả, doanh nghiệp mang một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy kèm theo Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký hoạt động văn phòng đại diện qua mạng điện tử đến Phòng Đăng ký kinh doanh và nhận Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện

THÀNH LẬP CHI NHÁNH

Thành lập chi nhánh là một bước ngoặc mở rộng mạng lưới kinh doanh và phát triển thị trường khách hàng của doanh nghiệp. Thấu hiểu được nhu cầu thiết thực đó của quý doanh nghiệp, Ngọc Anh Law cung cấp dịch vụ tư vấn, dướng dẫn và làm thủ tục thành lập chi nhánh trọn gói uy tín tại Hà Nội.

Về bản chất thủ tục thành lập chi nhánh công ty cổ phần, thành lập chi nhánh công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hay công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên… là tương đối giống nhau về quy trình thực hiện và các thủ tục pháp lý.

Về hoạt động kinh doanh, chi nhánh được thực hiện các hoạt động có mục đích sinh lời trong phạm vi những ngành, nghề mà doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, không phải bất cứ ngành, nghề nào được đăng ký bởi doanh nghiệp, chi nhánh cũng được phép hoạt động. Việc chi nhánh được thực hiện toàn bộ hay chỉ một phần chức năng là tùy theo sự ủy quyền của doanh nghiệp.

Thủ tục thành lập chi nhánh cụ thể như sau:

Hồ sơ thành lập chi nhánh của doanh nghiệp tư nhân

  • Thông báo lập chi nhánh(do chủ doanh nghiệp ký) (mẫu quy định);
  • Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh (mẫu tham khảo)
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đứng đầu chi nhánh:
    • Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;
    • Cá nhân có quốc tịch nước ngoài: Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, Giấy phép lao động và Hộ chiếu;
  • Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh hoặc của cá nhân khác nếu chi nhánh hoạt động ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề Danh sách một số ngành nghề yêu cầu có chứng chỉ hành nghề;
  • Bản sao y công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

Hồ sơ thành lập chi nhánh của công ty TNHH một thành viên

  • Thông báo lập chi nhánh (do người đại diện theo pháp luật ký) (mẫu quy định);
  • Quyết định bằng văn bản về việc thành lập chi nhánh của chủ sở hữu (do Chủ tịch hội đồng thành viên ký) (mẫu tham khảo);
  • Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh (mẫu tham khảo)
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đứng đầu chi nhánh:
    • Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;
    • Cá nhân có quốc tịch nước ngoài: Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, Giấy phép lao động và Hộ chiếu;
  • Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh hoặc của cá nhân khác nếu chi nhánh hoạt động ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề Danh sách một số ngành nghề yêu cầu có chứng chỉ hành nghề;

Hồ sơ thành lập chi nhánh của công ty TNHH hai thành viên

  • Thông báo lập chi nhánh (do người đại diện theo pháp luật ký) (mẫu quy định);
  • Quyết định bằng văn bản về việc thành lập chi nhánh của Hội đồng thành viên đối (do Chủ tịch hội đồng thành viên ký) (mẫu tham khảo);
  • Biên bản họp về việc lập chi nhánh của Hội đồng thành viên (có chữ ký của các thành viên dự họp)
  • Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh (mẫu tham khảo)
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đứng đầu chi nhánh:
    • Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;
    • Cá nhân có quốc tịch nước ngoài: Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, Giấy phép lao động và Hộ chiếu;
  • Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh hoặc của cá nhân khác nếu chi nhánh hoạt động ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề Danh sách một số ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề;

Hồ sơ thành lập chi nhánh của công ty cổ phần

  • Thông báo lập chi nhánh (do đại diện pháp luật của doanh nghiệp ký) (mẫu quy định);
  • Quyết định bằng văn bản về việc thành lập chi nhánh của Hội đồng quản trị (do Chủ tịch hội đồng quản trị ký) (mẫu tham khảo);
  • Biên bản họp về việc lập chi nhánh, của Hội đồng quản trị (có chữ ký tất cả thành viên hội đồng quản trị) (mẫu tham khảo);
  • Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh (mẫu tham khảo);
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đứng đầu chi nhánh,văn phòng đại diện:
  • Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;
  • Cá nhân có quốc tịch nước ngoài: Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, Giấy phép lao động và Hộ chiếu;
  • Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh hoặc của cá nhân khác nếu chi nhánh hoạt động ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề Danh sách một số ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề;

5. Công việc cụ thể khi khách hàng sử dụng dịch vụ tư vấn thành lập  chi nhánh công ty

Bài trướcCó được kháng cáo bản án phúc thẩm không?
Bài tiếp theoThay đổi hồ sơ doanh nghiệp