Bằng chứng khi bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm ? Mức phạt hành vi làm nhục người khác

0
642

Cần những bằng chứng pháp lý nào để các cơ quan nhà nước có thể ra quyết định xử lý hành vi xúc phạm danh dự, nhân phâm của người khác ? Hình phạt hành chính, hình sự cụ thể với hành vi này là gì ? và các vướng mắc liên quan sẽ được luật sư giải đáp cụ thể:

1. Bằng chứng khi bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm ?

Kính gửi các luật sư! Tôi hiện đang làm việc tại phòng hành chính tại một đơn vị. Qua thời gian làm việc tôi thấy bản thân bị sa sút tinh thần vì thái độ làm việc và cách ứng xử của lãnh đạo trực tiếp là trưởng phòng. Người này đã có nhiều hành vi như ăn nói thô tục, chửi bậy, dọa đánh, xúc phạm nhân phẩm của tôi.
Ngoài ra, người này cũng vu khống tôi nói xấu đồng nghiệp, đố kị với người khác và nhiều lần có lời nói vô văn hóa với tôi và nhiều lần đưa chuyện sai sự thật về tôi với đồng nghiệp khác. Vậy tôi kính mong các luật sư cho tôi biết các hành vi này đã cấu thành phạm tội chưa và tôi phải có bằng chứng gì để có thể tố cáo người này với cơ quan chức năng hay đơn giản chỉ để báo cáo lại cấp trên. Ngoài bằng chứng cụ thể tôi có phải khám bác sĩ tâm lý để cho thấy mình bị tổn hại về tinh thần ?
Tôi trân trọng cảm ơn. Mong các luật sư bớt chút thời gian xem xét trường hợp của tôi.

>> Luật sư tư vấn luật hình sự trực tuyến qua tổng đài, gọi: 0944.450.105

Trả lời:

Theo như sự việc mà bạn trình bày, có thể thấy rằng người đó đã có rất nhiều những hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của nhân viên, thậm chí là bịa đặt ra những thông tin không đúng sự thật để bôi nhọ hình ảnh của bạn, như vậy những hành vi đó có thể cấu thành các tội như sau:

Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định các tội danh liên quan đến xúc phạm danh dự, nhân phẩm như sau:

Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Điều 156. Tội vu khống

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với 02 người trở lên;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

đ) Đối với người đang thi hành công vụ;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Vì động cơ đê hèn;

b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân tỷ lể tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như dùng lời nói, dùng chữ viết, đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng, lên mạng Internet, diễn ra ở nơi công cộng, trong gia đình…, với cá nhân nói chung hay với những đối tượng đặc thù như người thi hành công vụ, thành viên trong gia đình… Do đó khi xác định có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cá nhân cho rằng mình bị xúc phạm cần thu thập chứng cứ, lưu giữ hình ảnh, tài liệu, nhờ người làm chứng về việc mình bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thậm chí có thể đề nghị thừa phát lại lập vi bằng về việc mình bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm và trình báo cho các cơ quan có thẩm quyền như công an, cán bộ phường/xã, cán bộ cơ quan quản lý về bưu chính, viễn thông…

Các cơ quan này sẽ xem xét, lập biên bản vi phạm hành chính để ra quyết định xử phạt hoặc chuyển hồ sơ cho các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện điều tra, truy cứu trách nhiệm hình sự. Người bị xúc phạm cũng có thể nộp đơn cho TAND theo thủ tục tố tụng dân sự để yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Về chứng cứ, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định:

Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

Những nguồn sau đây sẽ được coi là chứng cứ:

Điều 87. Nguồn chứng cứ

1. Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:

a)Vật chứng;

b) Lời khai, lời trình bày;

c) Dữ liệu điện tử;

d) Kết luận giám định, định giá tài sản;

đ) Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;

e) Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;

g) Các tài liệu, đồ vật khác.

2. Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự.

Như vậy, bạn nên ghi hình hoặc ghi âm lại những phát ngôn bạn cho rằng đã xúc phạm đến bạn, ngoài ra cũng có thể thuyết phục những người có mặt đứng ra làm chứng cho bạn. Phải có bằng chứng, chứng cứ xác thực và thuyết phục thì mới có thể tố cáo, và phải có bằng chứng chứng cứ thì cơ quan công an mới có thể tiếp nhận vụ việc và điều tra giúp bạn. Nếu như không có chứng cứ chứng minh thì bạn sẽ phải chịu thiệt thòi, thậm chí có thể sẽ bị kiện lại về tội vu khống.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 0944.450.105 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Ngọc Anh.

2. Xử lý hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm trên mạng xã hội?

Thưa luật sư: em hiện là học sinh lớp 12 trong thời gian gần đây có người đã dùng hình ảnh của em, phát tán trên mạng xã hội, dùng những lời xúc phạm, chửi tục, hù dọa, những người đó em đều biết. Em có thể kiện được hay không ?
Em xin cảm ơn !

>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến, gọi: 0944.450.105

Luật sư tư vấn:

Quyền của cá nhân đối với hình ảnh cá nhân được quy định rõ tại Điều 32 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

Điều 32. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh

1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.

Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.

Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, việc sử dụng hình ảnh cá nhân của bạn phải được sự đồng ý của bạn.Việc sử dụng hình ảnh khi chưa được sự đồng ý của bạn là vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, khi sử dụng hình ảnh cá nhân trái quy định mà xâm phạm tới danh dự nhân phẩm cá nhân bạn. Bạn có thể thực hiện bảo vệ quyền lợi theo hai hướng sau:

Một, tố cáo hành vi này tới cơ quan công an. Theo đó, hành vi này có thể bị xử phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo quy định tại điểm g, khoản 3, Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin về hành vi:

“cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác”

Hai, Khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại khi danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm. Theo đó, thiệt hại do danh dự, nhân phẩm bị xâm hại được xác định theo quy định tại Điều 592 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

c) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 0944.450.105 hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Ngọc Anh.

3. Đăng tin bôi nhọ trên Facebook có phạm tội không ?

Chào luật sư, cho em hỏi cách để viết đơn kiện về hành vi xúc phạm danh dự của người khác trên mạng xã hội với ạ. Chuyện là em bị vợ của người yêu cũ đăng những tin k hay lên mạng xã hội. trong khi chúng e chia tay đã hơn năm rưỡi. k liên lạc gì, gần đây nyc em mới kết hôn. Em không hiểu chuyện hôn nhân của họ ra sao. nhưng lại lôi em vào chuyện nầy. rồi cho em là cướp chồng. rồi đăng những cái hủy hoại em, vùi dập em. em đã lên tiếng nhưng vẫn đăng nhiều hơn, đăng liên tục kéo dài hơn tháng nay rồi mà bây giờ vẫn còn ạ. Thưa luật sư bây giờ em phải làm sao ?
Em không thể chịu oan uât được nữa

Trả lời:

Điểm g Khoản 3 Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ–CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện, quy định:

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;

Do đó, việc cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.00 đồng.

Trong trường hợp người nhắn tin bôi nhọ có hành vi cố ý xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì có thể phải chịu truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015 như sau:

Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

….

Theo đó người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác có thể bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ đến ba năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Ngoài ra, người có hành vi cố ý bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác có thể phải chịu truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội Vu khống theo Điều 156 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung.

Theo đó, người phạm tội này có thể bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Nếu phạm tội nhiều lần hoặc đối với nhiều người có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 7 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Do đó, để ngăn chặn và xử lý kịp thời hành vi trái pháp luật xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn cần lưu lại các tin nhắn, bình luận có nội dung xúc phạm nhân phẩm, bôi nhọ thanh danh để làm chứng cứ. Sau đó, bạn có thể báo cáo sự việc lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để xử lý vi phạm hành chính hoặc báo cho Cơ quan công an cấp quận/huyện để cơ quan này xem xét, tiến hành điều tra, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi vi phạm pháp luật.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 0944.450.105 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Ngọc Anh.

4. Tư vấn bảo vệ danh dự nhân phẩm khi bị đồng nghiệp xâm phạm ?

Xin chào công ty luật Ngọc Anh! Tôi có câu hỏi xin được tư vấn như sau: Đồng nghiệp cùng phòng với tôi đã mang một câu chuyện không có thật về tôi nói với trưởng phòng tôi cùng 3 đồng nghiệp của tôi trên 1 chuyến xe đi công tác rằng khi còn làm việc ở cơ quan cũ tôi có cặp kè với 1 anh đã có gia đình, thuê nhà cùng anh này ra ở riêng và bị vợ anh ấy đến cơ quan làm ầm ĩ chuyện lên.
Khi tôi yêu cầu cần có 1 cuộc họp làm rõ chuyện này cùng cô ấy và 2 trong số 4 người hỏi thì cô ấy thừa nhận cô ấy có nói về tôi như vậy. Tôi hỏi câu chuyện đó cô ta lấy ở đâu ra thì cô ấy nói rằng từ 1 đồng nghiệp cũ của tôi, tôi yêu cầu cung cấp thông tin người đó thì cô ta có đưa ra 1 người, tôi đã gọi điện cho người này để xác minh nhưng cô ta khẳng định cô ta không nói như vậy. Cả cuộc gọi xác minh thông tin này và cuộc họp xác nhận việc đưa tin đã được tôi ghi âm lại. Tôi có thể lấy xác nhận từ cơ quan cũ trong suốt quá trình tôi công tác không có chuyện tôi bị người nào đến cơ quan đánh ghen, làm ầm ĩ chuyện, công đoàn cty có thể cử người ra tòa làm chứng (còn việc cặp kè, thuê nhà ra ở riêng thì cơ quan không có thẩm quyền xác minh dù đó là chuyện hoàn toàn bịa đặt).
Vậy tôi có quyền và có đủ căn cứ để kiện cô đồng nghiệp mới của tôi ra tòa không?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người gửi: M.K

>> Luật sư tư vấn luật hình sự gọi: 0944.450.105

Trả lời:

Tại điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về Tội vu khống như sau:

Điều 156. Tội vu khống

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

đ) Đối với người đang thi hành công vụ;

….

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo đó, đồng nghiệp của bạn đã bịa đặt những điều không có thật làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của bạn. Do đó, hành vi này có thể bị truy cứu TNHS và bạn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 592 Bộ luật dân sự 2015 :

Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

c) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.

5. Hành vi danh dự nhân phẩm của thành viên trong gia đình sẽ bị xử lý như thế nào ?

Thưa luật sư. Tôi thường xuyên bị các thành viên trong gia đình xúc phạm danh dư, nhân phẩm, lăng mạ, nhất là mẹ chồng. Điều này làm tôi rất mệt mỏi và cảm thấy mình không được tôn trọng, tôi muốn được pháp luật bảo vệ thì phải làm như thế nào? Luật sư có thể tư vấn giúp em hành vi nêu trên sẽ bị xử lý như thế nào được không ạ?
Xin cảm ơn Luật sư!

Trả lời:

Trong cuộc sống gia đình luôn có những mâu thuẫn, bất đồng quan điểm xảy ra nhưng hành vi đó đi quá giới hạn, không kiểm soát được trở thành hành vi chì chiết, miệt thị, xúc phạm danh dự người khác thì sẽ là hành vi vi phạm pháp Luật.

Trường hợp của bạn nói rằng bạn bị các thành viên trong gia đình thường xuyên có những lời nói, hành động chì chiết, lăng mạ, xúc phạm danh sự nhân phẩm của bạn và bạn muốn được pháp luật bảo vệ. Trong trường hợp rơi vào hoàn cảnh như vậy, bạn hoàn toàn có thể viết đơn tố cáo lên UBND xã, phường hoặc cơ quan Công an. Đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, miệt thị, xúc phạm danh dự nhân phẩm thành viên gia đình sẽ bị xử lý theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:

Điều 51. Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

b) Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình;

c) Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;

b) Buộc thu hồi tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh đối với hành vi quy định tại Điểm a, c Khoản 2 Điều này.

Vậy nếu bạn có bằng chứng bằng các hành vi nêu trên thì bạn sẽ viết đơn tố cáo và người có hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Nếu có dấu hiệu hình sự thì sẽ bị truy tố về tội làm nhục người khác, quy định tại điều 155, Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

….

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Vậy hành vi lăng mạ, chi chiết, xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác sẽ bị xử phạt hành chính và nếu nặng có đủ yếu tố hình sự thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 0944.450.105 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự – Công ty luật Ngọc Anh

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT

Giám đốc - Luật sư:  Đỗ Ngọc Anh Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Tổ 14 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: luatsudongocanh@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatsungocanh.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcHành vi chửi bới, lăng mạ người khác bị xử lý như thế nào
Bài tiếp theoThời hạn điều tra và ra Quyết định truy nã