Phân biệt tội phạm và vi phạm pháp luật khác

0
1668

Tội phạm cũng là một loại vi phạm pháp luật, vì thế tội phạm và các loại vi phạm khác có những điểm giống nhau. Chính vì vậy, việc phân biệt tội phạm và vi phạm pháp luật khác sẽ góp phần chỉ ra giới hạn của trách nhiệm hình sự, xây dựng cơ sở lý luận cho hoạt động xây dựng pháp luật và áp dụng pháp luật hình sự cũng như giải thích luật hình sự.

Sự phân biệt giữa tội phạm và vi phạm pháp luật khác là vấn đề phức tạp. Do đó bài viết chỉ phân biệt dựa trên những nét chung nhất.

– Về nội dung:

Tội phạm và vi phạm pháp luật khác đều có tính chất nguy hiểm cho xã hội nhưng khác nhau ở mức độ nguy hiểm. Mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là đáng kể, vi phạm pháp luật khác có mức độ nguy hiểm chưa đáng kể. Khoản 2 Điều 8 Bộ luật hình sự quy định: “Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.”

Trong Bộ luật hình sự hiện hành, có những tội phạm mà ranh giới giữa mức độ nguy hiểm đáng kể và chưa đáng kể thể hiện rất rõ ràng như tội giết người (Điều 123), tội cướp tài sản (Điều 168), việc thực hiện hành vi giết hay cướp cho phép xác định được ngay đó là tội phạm. Tuy nhiên có những tội phạm ranh giới giữa tội phạm và vi phạm pháp luật khác không thể hiện rõ ràng. Ví dụ Điều 159 Bộ luật hình sự quy định tội xâm phạm bí mật hoặc an thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác. Người thực hiện hành vi này đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính thì chỉ có thể là tội phạm, còn thực hiện lần đầu thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính. Thực tiễn ở nước ta hiện nay việc giải thích thường được đưa ra ở các thông tư liên ngành của các cơ quan bảo vệ pháp luật, trong hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao.

Việc xác định tính chất nguy hiểm cho xã hội đáng kể hay chưa đáng kể dựa vào các yếu tố:

+ Tính chất của QHXH bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại;

+ Tính chất và mức độ thiệt hại gây ra hoặc đe gây ra;

+ Tính chất và mức độ lỗi;

+ Tính chất và mức độ của hành vi, trong đó bao gồm cả phương pháp, thủ đoạn, công cụ, phương tiện phạm tội;

+ Nhân thân của người có hành vi phạm tội…

– Về hình thức pháp lý:

Tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự, các loại vi phạm pháp luật khác được quy định trong các văn bản pháp luật thuộc ngành luật khác. Khi một hành vi nào đó được thực hiện mà lúc đó Bộ luật hình sự chưa quy định hành vi đó là tội phạm thì không thể truy cứu trách nhiệm hình sự chủ thể của hành vi ấy. Vấn đề còn lại trong trường hợp này là xác định hành vi đó có phải là hành vi vi phạm pháp luật khác hay không, nếu có thì vi phạm pháp luật nào chứ không thể là tội phạm.

– Về hậu quả pháp lý: Tội phạm gắn liền với hậu quả pháp lý là hình phạt – biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước, ngoài ra một số trường hợp áp dụng các biện pháp tư pháp được quy định ở Điều 46 Chương VII Bộ luật hình sự. Các vi phạm pháp luật khác bị xử lý bằng các biện pháp cưỡng chế Nhà nước ít nghiêm khắc hơn hình phạt, được quy định trong chế tài của các ngành luật khác. Bên cạnh đó, áp dụng hình phạt đối với người thực hiện tội phạm dẫn đến hậu quả người đó bị coi là đã can án (án tích), (trừ trường hợp đã được xoá án tích); người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật khác khi bị xử lý bằng biện pháp cưỡng chế khác không mang hậu quả đó.

Luật sư bào chữa hình sự giòi – Công ty luật Đỗ Gia Việt

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT

Giám đốc - Luật sư:  Đỗ Ngọc Anh Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Tổ 14 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: luatsudongocanh@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatsungocanh.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcChủ tịch xã ở Nghệ An cho F1 về thăm vợ con có thể bị xử lý ra sao?
Bài tiếp theoPhân biệt “Trả hồ sơ điều tra bổ sung và “Trả hồ sơ truy tố lại”