Chạy án bị tội gì? Mức xử phạt thế nào?

0
863
Hẳn ai cũng từng nghe đến việc chạy án. Mới trước đây, dư luận còn xôn xao về việc một đại tá công an bị cấp dưới “tố” nhận hối lộ để chạy án. Vậy theo quy định của pháp luật, chạy án là tội gì? Bị xử lý như thế nào?

Người thực hiện hành vi chạy án – bị định tội

Có thể hiểu chạy án là việc dùng mọi thủ đoạn để bóp méo, xoay chuyển vụ án theo hướng có lợi cho người phạm tội. Lúc này, lợi dụng tâm lý lo sợ của người phạm tội hoặc người thân của họ, nhiều đối tượng đã “gợi ý” việc chạy án.

– Nếu người thực hiện hành vi chạy án không có chức vụ, quyền hạn thì người này có thể bị truy tố về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015.

Bởi người này không có chức vụ, quyền hạn, không thể can thiệp và thực hiện được việc thay đổi tội danh, khung hình phạt, …. có lợi cho người phạm tội nhưng vẫn nhận tiền hòng chiếm đoạt tài sản của người khác. Mức phạt cao nhất trong trường hợp này có thể là chung thân.

Ngoài ra, người này còn bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

– Nếu người này có chức vụ, quyền hạn thì có thể bị khép vào Tội nhận hối lộ theo quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 hoặc Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015.

+ Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bị phạt cao nhất là 20 năm tù và có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

+ Hình phạt cao nhất dành cho Tội nhận hối lộ có thể là tử hình. Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Người đưa tiền nhờ chạy án – tiền mất tật mang

Không chỉ người thực hiện việc chạy án phải chịu trách nhiệm hình sự mà người đưa tiền nhờ chạy án cũng có thể phải đi tù.

Theo đó, khi người nào trực tiếp hoặc qua trung gian đưa tiền, tài sản, lợi ích vật chất hoặc phi vật chất để yêu cầu người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc gì đó sẽ bị phạt cao nhất là 20 năm tù.

Ngoài ra, người nào đưa hối lộ còn có thể bị phạt tiền lên đến 200 triệu đồng. Nếu chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì có thể được trả lại một phần hoặc toàn bộ tài sản đã dùng để đưa hối lộ.

Xác định tội danh trong trường hợp đưa tiền chạy án

Chào luật sư, Thưa luật sư tôi muốn nhờ luật sư tư vấn giúp tôi sự việc như sau ạ: chẳng là năm ngoái e trai và đám thanh niên ở làng khác có va chạm nhỏ và đã bồi thường và e tôi và các e khác trong làng đều bị đi tù hết.

Trong quá trình đang điều tra thì bố tôi và các phụ huynh khác vì thấy con bị dính đến pháp luật nên sợ nghe người này người kia mách là đi nhờ ông A giúp cho. Sau khi đến nhờ giúp thì ông A đòi 40 triêu sẽ giúp nhưng thời gian qua đi mà ông này vẫn k giúp đc gì và cuối cùng là k giúp đc. Ông này trước đó đã hứa k giúp đc sẽ trả tiền nhưng ông này mãi vẫn k trả về sau cũng trả hết nhưng có 1 nhà cô B này ông A vẫn chưa trả nên cô B đã kiện ông A tội hối lộ. Sau khi bị kiện thì ông A này bị bắt giữ với tội danh lừa đảo còn Bố tôi và mấy phụ huynh kia cũng bị khép vào tội đi hối lộ theo khoản 2 điều 289. Luật sư cho tôi hỏi điều tra khép tội như vậy đã đúng chưa và có những tình tiết giảm nhẹ nào trong vụ án này k ạ. cảm ơn luật sư nhiều nhiều lắm ạ.

Trả lời tư vấn: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Trong trường hợp của bạn không nêu rõ là ông A có đảm nhận chức vụ gì trong cơ quan nhà nước hay không nên chúng tôi chia làm hai trường hợp:

Trường hợp thứ nhất: Ông A không đảm nhận chức vụ, quyền hạn hoặc làm việc trong cơ quan giải quyết vụ án hoặc có không có khả năng chạy án cho em trai bạn và những thanh niên trong làng thì ông A phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 vì ông A hoàn toàn không có khả năng chạy án nhưng vẫn yêu cầu người nhà người phạm tội mức tiền là 40 triệu, đây là hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản.

Trường hợp thứ hai: Nếu ông A đảm nhận chức vụ, quyền hạn trong Tòa án hay cơ quan điều tra thì khi đó ông A phạm tội nhận hối lộ theo quy định tại Điều 354 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017:

Điều 354. Tội nhận hối lộ

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Lợi ích phi vật chất.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

…”.

Tội đưa hối lộ được quy định tại điều 364 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Đưa hối lộ được hiểu là hành vi của người đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác (trực tiếp hoặc qua trung gian) để người có chức vụ, quyền hạn (làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Người đưa hối lộ là người có lợi ích liên quan đến việc làm hay không làm của người có chức vụ, quyền hạn. Lợi ích này là việc giảm án cho em trai bạn và những thanh niên trong làng. Tội đưa hối lộ hoàn thành từ thời điểm bố bạn và các phụ huynh đã đưa tiền và yêu cầu ông A gúp đỡ.

Như vậy, trong trường hợp này bố bạn bị cơ quan điều tra truy tố về tội đưa hối lộ là hoàn toàn có cơ sở. Trường hợp bố bạn và các phụ huynh khác nhầm tưởng rằng ông A là người có khả năng thực hiện lợi ích nói trên, nhưng trên thực tế người đó không có khả năng, thì bố bạn và những người có lien quan vẫn phải chịu trách nhiệm về tội đưa hối lộ (phạm tội chưa đạt).

Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 có quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì:

Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;

g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

Với các thông tin cung cấp chưa đủ căn cứ để kết luận là liệu có hay không những tình tiết giảm nhẹ nào trong vụ án này.

Trân trọng !

Công ty luật Đỗ Gia Việt – Cung cấp dịch vụ luật sư bào chữa toàn quốc

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT

Giám đốc - Luật sư:  Đỗ Ngọc Anh Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Tổ 14 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: luatsudongocanh@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatsungocanh.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcThủ tục tố cáo về hành vi làm nhục người khác
Bài tiếp theoGiải quyết tố cáo không thuộc lĩnh vực tố tụng hình sự của công dân đối với lực lượng Công an nhân dân