Tôi và chồng ly hôn năm 2018, Tòa chia tôi là con trai lớn sinh năm 2012 ở với bố, con trai nhỏ sinh năm 2014 ở với tôi. Đến thời điểm này, con trai lớn tôi được 10 tuổi không muốn ở với bố, muốn về ở với tôi. Như vậy, thì tôi có được giành lại quyền nuôi con trai lớn không? Và tôi cần phải làm gì để được quyền nuôi người con trai lớn? Nếu tôi khởi kiện thì Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết?
Có thể yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn không?
Căn cứ quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn cụ thể như sau:
“Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:a) Người thân thích;b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;d) Hội liên hiệp phụ nữ.”Theo đó có thể thay đổi người trực tiếp nuôi con khi có một trong các căn cứ sau:
– Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
– Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Thủ tục giành lại quyền nuôi con sau ly hôn theo quy định hiện nay?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:
“2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.”Như vậy, bạn có thể thỏa thuận với chồng cũ về việc muốn giành lại quyền nuôi con. Nếu không thỏa thuận thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Theo quy định khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì bạn có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn, khi con bạn đủ 07 tuổi thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Nếu bạn thỏa thuận được với người trực tiếp nuôi con thì có thể yêu cầu Tòa nơi một trong các bên thoả thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cư trú công nhận sự thỏa thuận đó để giành lại việc trực tiếp nuôi con. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì phải khởi kiện tại Tòa án và phải có căn cứ cho việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Cơ quan có thẩm quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
“1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.”Theo đó Tòa án nhân dân quận, huyện nơi người đang trực tiếp nuôi dưỡng con đang cư trú hoặc đang đăng ký tạm trú có thẩm quyền giải quyết việc yêu cầu thay đổi quyền nuôi con. Do đó, nếu muốn giành lại quyền nuôi con thì phải làm đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con gửi lên Tòa án nhân dân quận, huyện nơi người trực tiếp nuôi con đang cư trú hoặc tạm trú để được yêu cầu giải quyết. Trong trường hợp nếu không xác định được hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú của người đang trực tiếp nuôi con thì rất khó để tòa án xác định và thay đổi quyền trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
Hồng Ngân
ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT
Giám đốc - Luật sư: Đỗ Ngọc AnhCông ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy: Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Văn phòng luật sư Hải Phòng: Số 102, Lô 14 đường Lê Hồng Phong, Phường Đằng Lâm, Quận Hải An, Hải Phòng.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: luatdogiaviet@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatdogiaviet.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino