Luật Đỗ Gia Việt trân trọng giới thiệu đến quý thành viên toàn văn quy định mới (sau khi được cắt bỏ một số điều kiện) Điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục hải quan.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục hải quan |
Ngày có hiệu lực |
Căn cứ pháp lý |
Điều 20. Đại lý làm thủ tục hải quan
1. Điều kiện là đại lý làm thủ tục hải quan: a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành, nghề kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa hoặc đại lý làm thủ tục hải quan; b) Có nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan; c) Có hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng điều kiện để thực hiện khai hải quan điện tử và các điều kiện khác theo quy định. 2. Nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan là công dân Việt Nam đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: a) Có trình độ cao đẳng kinh tế, luật, kỹ thuật trở lên; b) Có chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan; c) Được cơ quan hải quan cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan. 3. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định việc công nhận, tạm dừng, chấm dứt hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan; cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan; cấp và thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan. 4. Đại lý làm thủ tục hải quan và nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan thực hiện quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan quy định tại Điều 18 của Luật này. 5. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết trình tự, thủ tục công nhận và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan; thủ tục cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan, cấp và thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan. |
01/01/2015 |
Đại lý làm thủ tục hải quan
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 12/2015/TT-BTC quy định chi tiết thủ tục cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan; cấp và thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan; trình từ, thủ tục công nhận và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành thì nội dung này được quy định như sau:
1. Trường hợp được cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan:
a) Người có 03 môn thi đạt yêu cầu theo quy định tại điểm a, điểm c khoản 9 Điều 3 Thông tư này được cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan.
b) Cán bộ, công chức làm việc trong ngành hải quan giữ ngạch kiểm tra viên chính, kiểm tra viên cao cấp, sau khi không làm việc (không bao gồm trường hợp bị kỷ luật buộc thôi việc) được cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan trong thời hạn 03 năm kể từ ngày có quyết định chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc nghỉ việc.
2. Cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan:
a) Đối với các trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này: Trong thời hạn 10 ngày (đối với trường hợp người dự thi không có đơn phúc khảo) hoặc 30 ngày (đối với trường hợp người dự thi có đơn phúc khảo) kể từ ngày hết thời hạn nhận đơn phúc khảo, Hội đồng thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan theo mẫu số 03A ban hành kèm Thông tư này.
b) Đối với các trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này:
b.1) Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày nghỉ hưu hoặc nghỉ việc hoặc chuyển công tác, cá nhân có nhu cầu cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan có văn bản đề nghị gửi Tổng cục Hải quan (trong đó nêu rõ thời gian, quá trình công tác; ngạch viên chức; số quyết định nghỉ hưu hoặc nghỉ việc hoặc chuyển công tác, nơi sinh hoạt hiện nay), gửi kèm: Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (01 bản sao có chứng thực) và 01 ảnh 3×4 có ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh.
b.2) Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Tổng cục Hải quan kiểm tra thông tin về hồ sơ cán bộ lưu giữ tại Tổng cục Hải quan, đối chiếu với điều kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư này để xem xét việc cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan.
3. Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan sẽ được gửi cho người được cấp theo địa chỉ đăng ký trên Phiếu dự thi (đối với trường hợp nêu tại điểm a khoản 1 Điều này) hoặc trên văn bản đề nghị (đối với trường hợp nêu tại điểm b khoản 1 Điều này). Trường hợp nhận trực tiếp tại nơi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan thì xuất trình giấy chứng minh nhân dân và ký nhận.
Trên đây là nội dung tư vấn về đại lý làm thủ tục hải quan. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 12/2015/TT-BTC.
Thủ tục hải quan trong việc thông quan hàng hóa
Việc thông quan hàng hóa được quy định tại Điều 34 Thông tư 38/2015/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành như sau:
Thông quan hàng hóa được thực hiện theo quy định tại Điều 37 Luật Hải quan, khoản 2 Điều 32 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và được hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Hàng hóa được thông quan trong các trường hợp sau đây:
a) Hàng hóa được thông quan sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan;
b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thông quan khi được xác định:
b.1) Được áp dụng thời hạn nộp thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Quản lý thuế và hướng dẫn tại Điều 42 Thông tư này; hoặc
b.2) Thuộc diện phải nộp thuế trước khi thông quan mà chưa nộp, hoặc nộp chưa đủ số tiền thuế phải nộp nhưng được tổ chức tín dụng bảo lãnh số tiền thuế phải nộp.
c) Thiếu một số chứng từ thuộc hồ sơ hải quan nhưng được Chi cục trưởng Chi cục Hải quan đồng ý cho gia hạn thời gian nộp bản chính theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP;
d) Hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành được thông quan khi hoàn thành nghĩa vụ về thuế theo quy định và có một trong các chứng từ dưới đây:
d.1) Giấy thông báo miễn kiểm tra;
d.2) Kết quả kiểm tra chuyên ngành đáp ứng yêu cầu quản lý đối với hàng hóa nhập khẩu của cơ quan kiểm tra chuyên ngành;
d.3) Kết luận của cơ quan quản lý chuyên ngành hoặc quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với lô hàng được phép nhập khẩu.
đ) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chưa nộp thuế, trong thời gian chờ làm thủ tục xét miễn, miễn thuế, không thu thuế được thông quan trong trường hợp sau:
đ.1) Hàng hóa phục vụ trực tiếp an ninh, quốc phòng, nộp đủ tiền thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật (nếu có);
đ.2) Hàng hóa phòng chống thiên tai, dịch bệnh, cứu trợ khẩn cấp; hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại nộp đủ các loại thuế có liên quan theo quy định của pháp luật đối với trường hợp thuộc đối tượng chịu thuế;
đ.3) Hàng hóa được thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về số tiền thuế chưa được thanh toán từ ngân sách nhà nước.
2. Quyết định thông quan hàng hóa
a) Nếu kết quả kiểm tra phù hợp, Hệ thống tự động kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ về thuế và quyết định thông quan;
b) Trường hợp Hệ thống không tự động kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ về thuế, người khai hải quan nộp chứng từ chứng minh việc hoàn thành nghĩa vụ về thuế (giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước, chứng từ bảo lãnh,…) để công chức hải quan kiểm tra và xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế: nộp bản chụp, xuất trình bản chính để đối chiếu;
c) Đối với khai tờ khai hải quan giấy:
c.1) Công chức hải quan đăng ký tờ khai hải quan quyết định thông quan đối với hàng hóa được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa;
c.2) Trường hợp lô hàng thuộc tờ khai hải quan phải kiểm tra thực tế:
c.2.1) Công chức hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa quyết định thông quan đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra thực tế;
c.2.2) Trường hợp lô hàng do Chi cục Hải quan khác kiểm tra thực tế theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai, căn cứ kết quả kiểm tra thực tế do Chi cục Hải quan nơi kiểm tra thực tế hàng hóa gửi đến, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai quyết định thông quan hàng hóa.
Trên đây là nội dung quy định về việc thông quan hàng hóa. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 38/2015/TT-BTC.
Các chứng từ khi mở thủ tục hải quan
1. Giấy phép, bản kê lâm sản: Điều 7, Điều 8 Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, quy định: “Điều 7. Cấm xuất khẩu Cấm xuất khẩu gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ thuộc các trường hợp sau: 1. Gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ rừng tự nhiên trong nước. 2. Xuất khẩu vì mục đích thương mại sản phẩm làm từ gỗ thuộc Nhóm IA do Chính phủ quy định (trừ gỗ là tang vật xử lý tịch thu theo quy định hiện hành của Nhà nước và những trường hợp quy định tại Điều 8 Thông tư này) và Phụ lục I của CITES khai thác từ tự nhiên. Điều 8. Xuất khẩu theo điều kiện hoặc theo giấy phép 1. Gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ chỉ được xuất khẩu khi có hồ sơ lâm sản hợp pháp theo quy định hiện hành của pháp luật. Khi xuất khẩu, thương nhân kê khai hàng hoá với cơ quan Hải quan về số lượng, chủng loại và chịu trách nhiệm về nguồn gốc gỗ hợp pháp. …” Đề nghị bạn đọc tham khảo, thực hiện. Nếu còn vướng mắc thì liên hệ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan quản lý chuyên ngành) để được giải đáp cụ thể. 2. Kiểm dịch thực vật: Theo quy định tại Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT “Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; Danh mục phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu” do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành ngày 05 tháng 09 năm 2014 thì khoản 1 Điều 1 “Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật” có mục “đ) Gỗ tròn, gỗ xẻ, pallet gỗ, mùn cưa, mùn dừa;” thuộc diện phải kiểm dịch. Mặt hàng của bạn không thuộc vào mục này thì không phải kiểm dịch thực vật. 3. Về thủ tục hải quan: Bạn đọc tham khảo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp mặt hàng gỗ thuộc diện phải kiểm dịch khi xuất khẩu (căn cứ theo quy định, yêu cầu của nước nhập khẩu, theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán giữa 2 nước hoặc theo yêu cầu của chủ hàng xuất khẩu) thì ngoài bộ hồ sơ hải quan theo quy định, chủ hàng còn phải nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc giấy tờ chứng minh đủ điều kiện kiểm dịch xuất khẩu do cơ quan Kiểm dịch cấp cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để làm thủ tục xuất khẩu lô hàng. Đề nghị bạn đọc tham khảo, thực hiện. Nếu còn chưa rõ thì liên hệ với cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục xuất nhập khẩu để được hướng dẫn cụ thể. Bạn có thể tìm nội dung các văn bản này ở mục THƯ VIỆN VĂN BẢN PHÁP LUẬT trên Cổng thông tin điện tử Hải quan theo địa chỉ http://www.customs.gov.vn . Bộ phận tư vấn của Ban biên tập thông báo để bạn đọc biết.
Biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan
Biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được sửa đổi, bổ sung như sau: Cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện khi cơ quan hải quan không áp dụng được hoặc đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 93 của Luật quản lý thuế (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 26 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế) nhưng vẫn chưa thu đủ số tiền thuế nợ, tiền chậm nộp, tiền phạt.
ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT
Giám đốc - Luật sư: Đỗ Ngọc Anh Công ty luật chuyên:Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy: Tổ 14 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: luatsudongocanh@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatsungocanh.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino