Luật sư bào chữa tội tống tiền (cưỡng đoạt tài sản)

0
581

Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa sẽ dung vũ lực hoặc dùng các thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người quản lý, sở hữu tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản. Tội danh này được quy định tại Điều 135 Bộ luật hình sự. Vậy khung hình phạt, mức xử phạt đối với tội cưỡng đoạt tài sản được phát luật quy định như thế nào?

Khách thể của tội cưỡng đoạt tài sản là quyền sở hữu tài sản của nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và quyền nhân thân của con người;

Đối tượng tác động của tội phạm này là tài sản, bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và con người.

Về mặt khách quan, thì tội cưỡng đoạt tài sản được thể hiện bởi hành vi: đe dọa sẽ dùng vũ lực ; hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản. Trong đó:

+ Đe dọa sẽ dùng vũ lực là hành vi thể hiện thái độ, cử chỉ, lời nói tạo cho người bị tấn công cảm giác sợ và tin rằng người phạm tội sẽ dùng bạo lực nếu không để cho lấy tài sản. Giữa thời điểm đe dọa sẽ dùng vũ lực với thời điểm dùng vũ lực có khoảng cách nhất định về thời gian. Cho nên, người bị đe dọa có điều kiện suy nghĩ, cân nhắc để quyết định hành động. Do vậy, sức mãnh liệt của hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực chưa đến mức làm cho người bị đe dọa lâm vào tình trạng không thể chống cự được.

+ Dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi sẽ làm một việc gây thiệt hại về tài sản, danh dự, uy tín nếu người bị uy hiếp không thõa mãn yêu cầu chiếm đoạt của người phạm tội (như đe dọa hủy hoại tài sản, tố giác hành vi phạm pháp hoặc hành vi vi phạm đạo đức, loan tin về đời tư…của người bị đe dọa).

– Tội cưỡng đoạt tài sản là tội phạm cấu thành hình thức và được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội thực hiện một trong các hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm. Việc người thực hiện hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có hành vi khác uy hiếp tinh thần người khác có chiếm đoạt tài sản hay không không ảnh hưởng đến việc định tội danh.

Chủ thể của tội cưỡng đoạt tài sản quy định tại tất cả các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 170 BLHS là người từ đủ 16 tuổi trở lên có đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi có đủ năng lực trách nhiệm hình sự chỉ là chủ đề của tội cưỡng đoạt tài sản quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 170 BLHS.

– Tội cưỡng đoạt tài sản được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác do mình thực hiện là nguy hiểm cho xã hội. Đồng thời thấy trước hậu quả của hành vi đó là xâm phạm quyền sở hữu tài sản của người khác và mong muốn hậu quả đó xảy ra.

– Mục đích chiếm đoạt tài sản là yếu tố bắt buộc về mặt chủ quan của cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản.

 Điều 170 BLHS quy định bốn khung hình phạt đối với người phạm tội cưỡng đoạt tài sản.

– Khung 1: Quy định hình phạt tù từ 01 năm đến 05 năm áp dụng đối với người phạm tội không có tình tiết tăng nặng định khung hình phạt;

– Khung 2: Quy định hình phạt tù từ 03 năm đến 10 năm áp dụng đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: Có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ; Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Tái phạm nguy hiểm (xem phần bình luận về các tình tiết định khung tương ứng tại khoản 2 Điều 168 BLHS).

– Khung 3: Quy định hình phạt tù từ 07 năm đến 15 năm áp dụng đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp nào sau đây: Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh (xem phần bình luận về các tình tiết định khung tương ứng tại khoản 3 Điều 168 BLHS).

– Khung 4: Quy định hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm áp dụng đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm tram triệu đồng trở lên; Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp (xem phần bình luận về các tình tiết định khung tương ứng tại khoản 4 Điều 168 BLHS).

– Hình phạt bổ sung được quy định tại khoản 5 Điều 170 BLHS là người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

So với quy định tại Điều 135 BLHS năm 2009, thì quy định tại Điều 170 BLHS năm 2015 có một số điểm mới sau đây:

– Thứ nhất, bỏ tình tiết “Gây hậu quả nghiêm trọng:, bổ sung các tình tiết “Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ”; “Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội” làm tình tiết tăng nặng định khung hình phạt tại khoản 2.

– Thứ hai, bỏ tình tiết “Gây hậu quả nghiêm trọng”, bổ sung tình tiết “Lợi dung thiên tại, dịch bệnh” làm tình tiết tăng nặng định khung hình phạt tại khoản 3.

-Thứ ba, bỏ tình tiết “Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”, bổ sung tình tiết “Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp” làm tình tiết tăng nặng định khung hình phạt tại khoản  4.

Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Luật Đỗ Gia Việt cung cấp dịch vụ luật sư tranh tụng và tham gia tranh tụng ở hầu hết các vụ án Hình sự cho mọi đối tượng khách hàng là cá nhân, tổ chức – doanh nghiệp…, đang trong vị trí là người bị tố giác, người bị bắt giữ, bị can, bị cáo. Luật sư của chúng tôi tham gia từ giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử trong quá trình tố tụng. Cụ thể như sau:

Tại sao nên sử dụng dịch vụ luật sư bào chữa tại Luật Đỗ Gia Việt?

Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong vụ án hình sự là những người chỉ bị tình nghi có hành vi vi phạm pháp luật hình sự chứ không khẳng định là tội phạm. Việc họ có phải là tội phạm hay không phải căn cứ vào bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Do đó, trong quá trình tòa án xét xử họ có quyền tự bào chữa và có quyền nhờ người khác bào chữa.

Khi bị tạm giữ, tạm giam nhiều người rơi vào tình trạng khủng hoảng tinh thần trầm trọng. Vì vậy, luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự không chỉ giúp đỡ nghi can về mặt pháp lý mà còn giúp đỡ, động viên tinh thần giúp bị can, bị cáo vượt qua khủng hoảng tâm lý. Luật pháp cho phép luật sư tham gia bào chữa ngay từ giai đoạn tạm giữ, khởi tố vụ án, khởi tố bị can, điều tra vụ án nên trong nhiều trường hợp, luật sư chính là cầu nối trao đổi thông tin giữa người thân và bị can, bị cáo trong phạm vi pháp luật cho phép, vì tại giai đoạn này thường hạn chế nghi can tiếp xúc với người thân.

Vai trò của luật sư trong hoạt động tố tụng nói chung và hoạt động tranh tụng tại phiên tòa nói riêng có vị trí đặc biệt quan trọng, góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị can, bị cáo, giúp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án giải quyết vụ án khách quan, đúng pháp luật, tránh làm oan người vô tội nhưng cũng không bỏ lọt tội phạm.

“Liên hệ ngay 0944.450.105 để yêu cầu dịch vụ luật sư bào chữa”

Luật Đỗ Gia Việt với đội ngũ Luật sư có trình độ chuyên môn cao, có đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp và hơn nữa, với kinh nghiệm bào chữa nhiều vụ án Hình sự từ trước đến nay, chắc hẳn sẽ là nơi đáng để quý khách hàng trao niềm tin và giao phó trách nhiệm bào chữa cho bị can, bị cáo trong vụ án hình sự. Luật sư của Luật Đỗ Gia Việt sẽ giúp thân chủ đòi lại những quyền lợi đã mất và dùng những lời lẽ, dẫn chứng thuyết phục kết hợp với những tình tiết chứng cứ nhằm mục đích giảm hình phạt liên quan đến thân chủ, góp phần đưa ra bản án đối với đúng người, đúng tội.

Luật Đỗ Gia Việt thực hiện dịch vụ Luật sư bào chữa bao gồm:

+  Các vụ án vụ án về các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người (các vụ án giết người, đe doạ giết người, cố ý gây thương tích, các vụ án về hiếp dâm, cưỡng dâm….);

+  Các vụ án về tội phạm xâm phạm sở hữu (các vụ án cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật, trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản….);

+  Các vụ án về tham ô, nhận hối lộ….;

+  Các vụ án về ma tuý …;

+  Bào chữa các vụ án khác;

+  Luật sư tham gia từ giai đoạn điều tra, tuy tố, xét xử tại cơ quan tiến hành tố tụng các cấp (Cấp sơ thẩm, phúc thẩm);

+  Luật sư hỗ trợ tại giai đoạn Giám đốc thẩm và Tái thẩm: Đây là các thủ tục đặc biệt dùng để xem xét lại vụ án do có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quá trình xử lý vụ án (giám đốc thẩm) hoặc có phát sinh tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án đã được tuyên mà khi xét xử tòa đã không biết có tình tiết đó (tái thẩm).

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT

Giám đốc - Luật sư:  Đỗ Ngọc Anh
Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Văn phòng luật sư Hải Phòng: Số 102, Lô 14 đường Lê Hồng Phong, Phường Đằng Lâm, Quận Hải An, Hải Phòng.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: luatdogiaviet@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatdogiaviet.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcLuật sư bào chữa tội môi giới mại dâm
Bài tiếp theoMột số vấn đề về hòa giải tranh chấp đất đai tại Việt Nam