Luật sư giỏi chuyên bào chữa các vụ án kinh tế

0
397

Bạn và gia đình đang bị vướng mắc trong vụ án hình sự liên quan đến lĩnh vực kinh tế? Bạn muốn tìm luật sư bào chữa kinh tế giỏi? Với nhiều năm kinh nghiệm trong những vụ án hình sự và kinh tế, Công ty luật Đỗ Gia Việt là một điểm đến tin cậy của bạn và gia đình.

1. Tội phạm về kinh tế là gì?

Tội phạm về kinh tế được quy định tại chương XVIII Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 với tên chính xác là các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Các tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm hại nền kinh tế quốc dân, gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của tổ chức và của công dân qua việc vi phạm quy định của Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế.

Các tội xậm phạm trật tự quản lý kinh tế được chia thành ba nhóm, đó là:

  • Các tội phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại;
  • Các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm;
  • Các tội phạm khác xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.

Hiện nay có các loại tội phạm về kinh tế điển hình được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như sau:

1.1 Các tội phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại

Các tội phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại được quy định từ Điều 188 đến Điều 199 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), gồm:

  • Tội buôn lậu;
  • Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới;
  • Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm;
  • Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm;
  • Tội sản xuất, buôn bán hàng giả;
  • Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm
  • Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh
  • Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật;
  • Tội đầu cơ;
  • Tội quảng cáo gian dối;
  • Tội lừa dối khách hàng;
  • Tội vi phạm quy định về cung ứng điện.

1.2 Các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng chứng khoán, bảo hiểm

Các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng chứng khoán, bảo hiểm được quy định từ Điều 200 đến Điều 216 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017), gồm:

  • Tội trốn thuế;
  • Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự;
  • Tội làm, buôn bán tem giả, vé giả;
  • Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước;
  • Tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước;
  • Tội lập quỹ trái phép;
  • Tội vi phạm quy định trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
  • Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả;
  • Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác;
  • Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán;
  • Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán;
  • Tội thao túng thị trường chứng khoán;
  • Tội làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán;
  • Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm;
  • Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp;
  • Tội gian lận bảo hiểm y tế;
  • Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

1.3 Các tội phạm khác xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

Các tội phạm khác xâm phạm trật tự quản lý kinh tế được quy định từ Điều 217 đến Điều 234 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), gồm:

  • Tội vi phạm quy định về cạnh tranh;
  • Tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản;
  • Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí;
  • Tội vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng;
  • Tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng;
  • Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng;
  • Tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng;
  • Tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng;
  • Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan;
  • Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp;
  • Tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên;
  • Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai;
  • Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai;
  • Tội vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
  • Tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ;
  • Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;
  • Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng;
  • Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã.

Với mỗi tội danh thì đều có khung hình phạt khác nhau, chính bởi vậy rất cần sự tư vấn của Luật sư để có thể bảo vệ những quyền lợi hợp pháp của bạn.

2. Vai trò của luật sư bào chữa trong các vụ án kinh tế 

Hơn cả một luật sư bào chữa thông thường, vai trò của luật sư bào chữa trong các vụ án kinh tế vô cùng quan trọng bởi lẽ các vụ án hình sự về kinh tế luôn phức tạp, đòi hỏi luật sư không chỉ nắm vững các quy định pháp luật mà còn nắm vững các kiến thức kinh tế. Cụ thể, vai trò của luật sư bào chữa trong các vụ án kinh tế là:

  • Luật sư bào chữa kinh tế sẽ tư vấn và hỗ trợ pháp lý cho bị can, bị cáo xuyên suốt các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử.
  • Tham gia trong quá trình cơ quan điều tra tiến hành hỏi cung và lấy lời khai của bị can, bị cáo.
  • Xác minh và thu thập chứng cứ, tài liệu có liên quan phục vụ cho việc bào chữa cho bị can, bị cáo.
  • Luật sư trao đổi và hướng dẫn bị can, bị cáo cách trình bày lời khai, ý kiến theo hướng có lợi nhất.
  • Tham gia bào chữa cho bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm.
  • Sau phiên tòa, luật sư bào chữa kinh tế có thể dự liệu được trước cho bị cáo hướng giải quyết vụ án của Toà án. Luật sư có thể giải thích các nội dung trong bản án. Nếu không hài lòng với kết quả xét xử, bị cáo có thể nói chuyện với luật sư về việc kháng cáo bản án của Tòa án.
  • Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi phát hiện có sai phạm trong quá trình giải quyết vụ án.
  • Các công việc khác phục vụ cho việc bào chữa cho bị can, bị cáo.

Trong vụ án hình sự về kinh tế, vai trò của luật sư vô cùng quan trọng, chính bởi vậy khi gặp vướng mắc bạn nên chọn một văn phòng Luật sư uy tín để nhận được sự tư vấn, giúp đỡ tốt nhất.

3. Tại sao cần luật sư bào chữa trong các vụ án kinh tế? 

Trong thực tế thì việc tự bào chữa là không khả thi nếu bạn không có kiến thức pháp luật hình sự. Do đó, nếu bạn hoặc người thân đang bị buộc tội trong vụ án kinh tế, ngay lập tức bạn nên nghĩ tới một luật sư bào chữa có kinh nghiệm. Bởi một luật sư kinh nghiệm, có chuyên môn sẽ giúp bạn được bảo vệ những quyền lợi hợp pháp cũng như đưa ra những lời khuyên cần thiết nhất cho bạn và gia đình.

Rất khó để một người dân bình thường không có kiến thức, sự hiểu biết sâu rộng về pháp luật hình sự có thể xử lý thành công vụ án hình sự của chính mình hoặc người thân mà không cần tới sự trợ giúp của luật sư bào chữa. Những lý do khiến luật sư bào chữa không thể thiếu trong tố tụng là:

  • Các luật sư là người hiểu rõ những quy định của pháp luật liên quan trực tiếp tới vụ việc của bị can/bị cáo nên có thể xử lý vụ việc một cách nhanh chóng.
  • Các luật sư sẽ tư vấn, trò chuyện để giúp bị can/bị cáo bình tĩnh và đưa ra lời khai, lời trình bày chính xác và có lợi nhất.
  • Luật sư giúp thu thập thông tin có lợi cho bị can/bị cáo trong vụ án hình sự.
  • Luật sư sẽ theo sát vụ việc về thời hạn thời hiệu để kịp thời phát hiện các sai phạm (nếu có) trong quá trình điều tra, xét xử vụ án.

Những điểm trên đã chứng minh được rằng vai trò của Luật sư bào chữa trong các vụ án về kinh tế là vô cùng quan trọng. Nếu bạn hay người thân đang vướng vào vụ án hình sự về kinh tế, hãy liên hệ ngay Công ty luật Đỗ Gia Việt. Với vốn kinh nghiệm dày dặn qua việc giải quyết các vụ án hình sự nổi tiếng trong thực tiễn cùng sự chuyên nghiệp, tận tâm, luôn hết lòng vì khách hàng, các luật sư đến từ Công ty luật Đỗ Gia Việt cam kết bảo vệ tối đa quyền lợi của Khách hàng.

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT

Giám đốc - Luật sư:  Đỗ Ngọc Anh
Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Văn phòng luật sư Hải Phòng: Số 102, Lô 14 đường Lê Hồng Phong, Phường Đằng Lâm, Quận Hải An, Hải Phòng.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: luatdogiaviet@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatdogiaviet.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcThủ tục nhờ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự
Bài tiếp theoĐiều kiện để giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn