Mang vũ khí nào để tự vệ thì không vi phạm pháp luật ?

0
667

Hành vi mang theo vũ khí thô sơ như giao bấm, côn, roi điện … có vi phạm pháp luật hay không ? Mức xử phạt vi phạm hành chính khi sử dụng, buôn bán, tàng trữ và vận chuyển vũ khi thô sơ ? … và một số vướng mắc pháp lý liên quan khác sẽ được Luật Ngọc Anh giải đáp cụ thể:

1. Mang vũ khí bị xử phạt như thế nào ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Mang theo vũ khí thô sơ có phạm luật không ? mức phạt như thế nào khi nang theo vũ khí thô sơ ? Cảm ơn!
Trả lời:
Điều 5 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định:“Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ và công cụ hỗ trợ
1. Cá nhân sở hữu vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trừ vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo.
2. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ hoặc chi tiết, cụm chi tiết để lắp ráp vũ khí, công cụ hỗ trợ.
3. Mang trái phép vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.
4. Lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân…”Vũ khí theo quy định tại Khoản 1 Điều 3, Luật này bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.Vũ khí thô sơ gồm các loại dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu.
Công cụ hỗ trợ gồm:
a) Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này;
b) Phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;
c) Lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ;
d) Dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh;
đ) Động vật nghiệp vụ là động vật được huấn luyện để sử dụng cho yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
e) Công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự là phương tiện được chế tạo, sản xuất không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có tính năng, tác dụng tương tự như công cụ hỗ trợ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này.
Có được mang theo côn để tự vệ không ?
Câu hỏi 1: Thưa luật sư có thể cho tôi hỏi một câu đc không? Theo quy định mới côn không còn nằm trong danh mục vũ khí thô sơ vậy khi ra đường mang theo côn khi bị công an kiểm tra có bị phạt về tội tàng trữ vũ khí không?
Câu hỏi 2: Cháu Chào Các Bác Các Cô Chú, cháu có 1 vấn đề thắc mắc về dụng cụ được hỗ trợ tự vệ. Cháu đi làm đêm về muộn và cũng đã từng bị mấy lần bị đám thanh liên quây hành hung đánh cháu, vậy cháu có được phép sử dụng côn 3 khúc baton làm vũ khí tự vệ không ạ và có vũ khí thô sơ nào hợp pháp để tự vệ không ạ ?
Trả lời:Theo quy định pháp luật hiện hành thì “côn” đã được liệt kê vào nhóm vũ khí thô sơ tại Khoản 4 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017.Theo quy định tại Điều 28 Luật này thì chỉ những đối tượng sau được trang bị vũ khí thô sơ:
Điều 28. Đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ
1. Đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ bao gồm:a) Quân đội nhân dân;b) Dân quân tự vệ;c) Cảnh sát biển;d) Công an nhân dân;đ) Cơ yếu;e) Kiểm lâm, Kiểm ngư;g) An ninh hàng không;h) Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan;i) Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động;k) Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh…”Bên cạnh đó, một trong các hành vi bị cấm theo Điều 5 Luật này là hành vi “Cá nhân sở hữu vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trừ vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo”.Như vậy theo quy định hiện hành thì cá nhân không thuộc các đối tượng trên thì không được tự ý trang bị vũ khí thô sơ, trong trường hợp này là côn, để tự vệ cho bản thân. Trường hợp duy nhất cá nhân được sở hữu vũ khí thô sơ đó là trong trường hợp sử dụng để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo.Trong trường hợp này, cá nhân sở hữu phải thực hiện thủ tục khai báo với Công an xã, phường, thị trấn nơi cư trú theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 30 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017, cụ thể như sau:
Điều 30. Thủ tục khai báo vũ khí thô sơ
1. Thủ tục khai báo vũ khí thô sơ đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện như sau:
Tập thể, cá nhân sở hữu vũ khí thô sơ dùng làm hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo phải khai báo với Công an xã, phường, thị trấn nơi đặt trụ sở hoặc cư trú. Hồ sơ đề nghị bao gồm: văn bản đề nghị; bản kê khai vũ khí thô sơ, bản sao giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ (nếu có); giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Công an xã, phường, thị trấn phải thông báo xác nhận khai báo vũ khí thô sơ cho tập thể, cá nhân sở hữu”Người có hành vi không khai đầy đủ, khi bị phát hiện sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi “Không kê khai và đăng ký đầy đủ các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ với cơ quan có thẩm quyền” và mức xử phạt là từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 10 Nghị định 167/2013 NĐ-CP.
2. Gậy 3 khúc có phải vũ khí thô sơ ?
Xin chào Công ty Luật Minh Khuê! Anh, chị cho e hỏi gậy baton (3 khúc) có nằm trong mục vũ khí thô sơ không? Và thời gian ra quyết định xử phạt hành chính đối với vũ khí thô sơ là bao nhiêu ngày kề từ ngày lập biên bản?Ngày 11/8/2016, em có bị cảnh sát cơ động phát hiện có gậy 3 khúc trong xe và có xử phạt mức tiền 3.000.000(3 triệu đồng) với hành vi không giao nộp vũ khí thô sơ. Tuy nhiên tới ngày 26/9 cơ quan công an mới đưa em giấy xử phạt và trên giấy có ghi từ ngày 20/8 ?Mong anh, chị sớm hồi đáp thư cho em. Em xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn luật hình sự trả lời:
– Gậy baton (gậy 3 khúc) có được coi là vũ khi thô sơ không?Khoản 4, Điều 3, Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12 về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ có quy định về vũ khí thô sơ như sau:
Vũ khí thô sơ gồm các loại dao găm, kiếm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ.Vũ khí thô sơ sẽ bao gồm những loại trên nên gậy baton không được coi là vũ khí thô sơ theo pháp lệnh này.
– Mức xử phạt 3.000.000 đồng có đúng không ?
Điểm g-Khoản 3-Điều 10-Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi không giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định. Như vậy, mức phạt 3.000.000 đồng là phù hợp với quy định của pháp luật nhưng không đúng với trường hợp của bạn. Bởi gậy baton không được coi là vũ khí cho nên không thể áp dụng điều khoản này để xử phạt bạn.
– Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính?
Khoản 1, Điều 66, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định thời hạn như sau:“Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản.Trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày”.
Theo thông tin bạn cung cấp thì ngày 11/8 lập biên bản nhưng tới ngày 20/8 mới ra quyết định xử phạt. Tức là từ ngày lập biên bản tới ngày ra quyết định là 9 ngày. Đối chiếu với quy định trên thấy rằng vụ việc của bạn nếu phức tạp hay phải giải trình thì quyết định xử phạt đã ra đúng trong thời hạn pháp luật quy định và ngược lại.

3. Sử dụng vũ khí để tự vệ có hợp pháp không?
Thưa luật sư, Tôi có một thắc mắc về việc sở hữu vũ khí thô sơ: Do tôi hay đi làm về khuya qua đường vắng nên tôi mua 1 cây gậy ba khúc của bảo vệ để đề phòng khi bị cướp giật. Vậy theo luật sư tôi có phạm tội gì nếu sở hữu vũ khí để tự vệ không ?
Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại trả lời:
Trước hết, xin cảm ơn anh đã gửi thắc mắc tới Công ty chúng tôi. Về câu hỏi của anh, chúng tôi xin được trả lời như sau:Theo quy định tại Điều 3 Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ được hướng dẫn tại Nghị định 25/2012/NĐ-CP thì “công ba khúc” được pháp luật xếp vào “các vũ khí khác có tính năng, công dụng tương tự như vũ khí thô sơ”.Đồng thời, cũng căn cứ theo Khoản 2 Điều 4 Nghị định 25/2012/NĐ-CP thì hành vi “a) Mang theo người, phương tiện, đồ vật, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển trái phép vũ khí thô sơ” bị pháp luật nghiêm cấm. Thêm vào đó, Điều 14 của Nghị định này cũng quy định cụ thể các trường hợp cá nhân được quyền sở hữu vũ khí thô sơ, đó là các trường hợp:– Hiện vật để trưng bày, triển lãm– Đồ gia bảo– Đồ gia truyền theo phong tục, tập quán của các dân tộc
Như vậy, việc anh mua và tàng trữ cấy côn ba khúc với lý do để “tự vệ” không được coi là hợp pháp.Xét về mặt chế tài, hành vi của anh, nếu bị phát hiện, có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội. Cụ thể như sau: “người nào có hành vi vận chuyển, tàng trữ vũ khí thô sơ với số lượng nhỏ hơn mà không có giấy phép hoặc có giấy phép nhưng không còn giá trị” bị phạt tiền từ 4-8 triệu đồng. Đối với hành vi “vận chuyển vũ khí thô sơ với số lượng lớn mà không có giấy phép hoặc có giấy phép nhưng không còn giá trị” bị phạt tiền từ 8-12 triệu đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện đối với hành vi vi phạm nói trên.”Bên cạnh đó, hành vi của anh còn có thể bị xử lý về hình sự với tội danh “Tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khi thô sơ” quy định tại Điều 233 Bộ luật Hình sự nếu như anh đã từng bị xử lý vi phạm hành chính, hoặc đã từng bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Hình phạt cao nhất đối với tội danh này là 5 năm tù giam. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một đến năm năm.Trên cơ sở những phân tích pháp lý nêu trên, ý kiến tư vấn của chúng tôi là anh không nên, (và cũng không được pháp luật cho phép) sở hữu và sử dụng loại vũ khí nêu trên với lý do “tự vệ”.
Trân trọng./.
4. Tư vấn về việc mang theo vũ khí tự vệ ?
Thưa luật sư, em hiện đã 20 tuổi và có rất nhiều lần đi phượt xa cùng bạn, nhiều lần đi gặp phải cướp và biến thái trên đường nhưng may mắn là hội chúng em ai cũng biết chút cách tự vệ nên không sao. Dạo gần đây cướp không còn xài tay không để cướp nữa nên em đã sắm dụng cụ được gọi là “nắm đấm cầm tay ” được làm bằng thép để tự vệ khi bất trắc.
Vậy dụng cụ ấy có bị nhà nước cấm không? Và em muốn biết nếu như đoàn của em đi mà không mang vũ khí để tự vệ hay thậm chí không ai có khả năng tự vệ,mà nhà nước lại cấm mang những dụng cụ tự vệ thì tính mạng của bọn em phải làm sao ạ? Những nơi xa thì gọi công an hỗ trợ ít nhất cũng 30 phút, khi đó không còn kịp nữa ?
Mong luật sư giải thích thật chi tiết tất cả để em biết và không phải phạm luật!
>> Luật sư tư vấn luật hình sự trực tuyến trả lời:
Theo như bạn trình bày thì bạn “nắm đấm cầm tay” để tự vệ, theo quy địh của Nghị định 25/2012/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12 về việc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ thì đây là quả đấm. Điểm 4 khoản 2 Điều 3 pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12 quy định:
Vũ khí thô sơ gồm các loại dao găm, kiếm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ.”Khoản 1 Điều 5 pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12 quy định:
Cá nhân sở hữu vũ khí, trừ vũ khí quy định tại khoản 4 Điều 3 của Pháp lệnh này.”Căn cứ vào quy định trên thì bạn vẫn được phép sở hữu vũ khí này.Trân trọng./.
5. Phòng vệ không dùng vũ khí có phạm tội không ?
Kính gửi luật sư Thưa luật sư,tôi mong muốn luật sư giải đáp giúp tôi vấn đề tôi đang gặp phải và lo lắng. Hôm đó tổ chức đám cưới của 1 người bạn ở khác địa phương,tôi và 2 người bạn tôi có đến dự ,xong tiệc 3 chúng tôi bị 1 đám thanh niên ở địa phương vây đánh trong đó có khoảng 10 người và 1 người tôi đã quen, 2 người bạn tôi bị thương tích nặng.
Tôi có nói với người tôi quen nhằm can ngăn sự việc, tôi bị 4 thanh niên lao vào tấn công trong lúc phòng bị tôi có đánh trúng 1 người, lúc đó tôi không dùng vĩ khí chỉ dùng tay chống đỡ, hôm sau có 1 người điện thoại đến xin lỗi chúng tôi, tôi được tin người đó đang bị chấn thương não đang điều trị chưa rõ mức độ nguy hiểm.
Nay tôi xin được luật sư tư vấn ở tình huống đấy thì theo pháp luật tôi có tội hay không và mong được luật sư gợi ý hướng giải quyết ?
Xin chân thành cảm ơn luật sư.
>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến trả lời:
Theo quy định tại Điều 22 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:– Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.– Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.Để tiện tư vấn, chúng tôi tạm gọi bạn là bên A và người bị chấn thương là bên B. Như tình huống, B là người cố ý đuổi theo, dùng hung khí tấn công A. Hành vi chống cự lại của A là nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của mình không bị coi là tội phạm khi sự chống trả nằm trong giới hạn của phòng vệ chính đáng. Hành vi của A sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi vượt quá giới hạn của phóng vệ chính đáng. Vấn đề đặt ra ở đây là như thế nào thì được coi là vượt quá giới hạn cho phép? Điều này sẽ căn cứ vào phương tiện, công cụ và hậu quả mà hai bên gây ra cũng như mức độ của hành vi tấn công và khả năng của người phòng vệ.Nếu vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng mà gây thương tích thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng quy định tại Điều 136 Bộ luật hình sự năm 2015 như sau:– Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:+ Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.– Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm>> Như vậy, Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự. Tùy theo mức độ, tình trạng sức khỏe của người bạn đã đánh trúng đang bị chấn thương não đang điều trị chưa rõ mức độ nguy hiểm mà trong trường hợp của bạn thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà chỉ bị bồi thường về dân sự về hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng của bạn khi có kết luận của cơ quan điều tra theo quy định của pháp luật .Tuy nhiên, vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự với người vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng vẫn có thể được giảm nhẹ khi căn cứ vào lỗi của nạn nhân khi bạn bị 4 thanh niên lao vòa tất công; mục đích của hành vi chống trả chỉ nhằm phòng vệ; người vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng không còn thời gian để lựa chọn cách giải quyết khác.Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Ngọc Anh.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT

Giám đốc - Luật sư:  Đỗ Ngọc Anh Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Tổ 14 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: luatsudongocanh@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatsungocanh.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcĐi nhà nghỉ với người yêu, sẽ bị xử lý thế nào khi công an bắt?
Bài tiếp theoPhạm tội trong trường hợp tinh thần bị kích động mạnh