Phạm tội trong trường hợp tinh thần bị kích động mạnh

0
414

Để bạn hiểu rõ hơn về Phạm tội trong trường hợp phòng vệ chính đáng hay Phạm tội trong trường hợp tinh thần bị kích động mạnh thì mời bạn tham khảo bảng phân biệt dưới đây:

Tiêu chí Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 126)

 

Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125)
Khái niệm – Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

– Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.

– Là người dù chịu sự tác động mạnh mẽ về mặt tâm lý nhưng khả năng nhận thức vẫn còn, nghĩa là khả năng kiềm chế và điều khiển hành vi của họ không hoàn toàn bị triệt tiêu.

– Người thực hiện hành vi phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh có nguyên nhân xuất phát từ phía người bị hại

– Là một trong những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Trạng thái kích động Có thể bị kích động về tinh thần, nhưng cũng có thể không bị kích động về tinh thần. Trạng thái tinh thần của người phạm tội phải ở trạng thái bị kích động.
Đặc trưng Phải là hành vi chống trả vượt quá mức cần thiết.

Để xem xét vấn đề này phải xem xét toàn diện những tình tiết có liên quan đến hành vi xâm hại và hành vi phòng vệ như: khách thể cần bảo vệ; mức độ thiệt hại do hành vi xâm hại có thể gây ra hoặc đã gây ra và do hành vi phòng vệ gây ra; vũ khí, phương tiện, phương pháp mà hai bên đã sử dụng; nhân thân của người xâm hại;

Trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là nhân tố chính làm giảm đi đáng kể khả năng tự chủ và điều khiển hành vi của mình chứ không phải mất hẳn khả năng đó và kết quả là hành vi phạm tội xảy ra.
Các yếu tố cấu thành – Về phía nạn nhân: là người đang có hành vi xâm phạm đến các lợi ích của NN, của tổ chức, của cá nhân người phòng vệ hoặc của người khác. Hành vi xâm phạm này phải là hành vi có tính chất nguy hiểm đáng kể. Mức độ đáng kể ở đây là tuỳ thuộc vào tính chất quan trọng của quan hệ xã hội bị xâm phạm,

– Về phía người phòng vệ: gây thiệt hại tính mạng hoặc sức khoẻ về cho người có hành vi xâm phạm.

– Hành vi chống trả vượt quá mức cần thiết: là việc phòng vệ chống trả quá mức cần thiết không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại thì hành vi đó đã vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

– Trạng thái tinh thần của người phạm tội phải ở trạng thái bị kích động: là người không còn nhận thức đầy đủ về hành vi của mình như lúc bình thường, nhưng chưa mất hẳn khả năng nhận thức. Trạng thái này chỉ xảy ra trong chốc lát, sau đó tinh thần của họ trở lại bình thường như trước

– Phải có hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác

– Hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác phải là nguyên nhân làm cho người phạm tội  bị kích động mạnh về tinh thần

Trên đây là ý kiến tư vấn của LUẬT NGỌC ANH nhằm giải đáp thắc mắc của bạn. Rất mong bài viết sẽ giúp ích cho nhu cầu của quý khách trong thời gian tới.

Phòng vệ chính đáng là gì ? Khái niệm và điều kiện theo quy định

Phòng vệ chính đáng là gì ? Khái niệm và điều kiện theo quy định của pháp luật. Nếu vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì bị xử lý như thế nào?

Phòng vệ chính đáng

Căn cứ theo Điều 22 Bộ luật hình sự 2015 quy định:

1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.

Bản chất của phòng vệ chính đáng 

Mục đích của Phòng vệ chính đáng là nhằm bảo vệ các lợi ích hợp pháp đồng thời ngăn chặn hành vi tấn công bằng cách gây thiệt hại cho người có hành vi tấn công. Chính do mục đích của Phòng vệ chính đáng là bảo vệ lợi ích hợp pháp nên mặc dù người có hành vi phòng vệ gây nên thiệt hại khách quan về hình sự nhưng được loại trừ trách nhiệm hình sự.

Điều kiện 

Hành vi tấn công xâm hại lợi ích hợp pháp – cơ sở làm phát sinh quyền Phòng vệ chính đáng: lợi ích hợp pháp là những quyền của Nhà nước, tổ chức và công dân được pháp luật quy định như quyền về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm…những hành vi chống trả để bảo vệ lợi ích bất hợp pháp không được coi là phòng vệ chính đáng.

Hành vi tấn công phải có thật và đang diễn ra chứ không phải do suy đoán tưởng tượng.

Phòng vệ chính đáng phải gây ra thiệt hại cho chính người đang có hành vi tấn công:  vì có như vậy nguồn gốc làm phát sinh hành vi tấn công xâm phạm lợi ích hợp pháp mới bị loại trừ tận gốc. Hành vi của người phòng vệ chỉ được chống trả gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho người có hành vi tấn công.

– Giữa hành vi phòng vệ và hành vi tấn công phải có sự tương xứng. Sự tương xứng không có nghĩa là sự ngang bằng theo nghĩa cơ học, người tấn công sử dụng công cụ phương tiện gì thì người phòng vệ cũng sử dụng công cụ phương tiện đó hoặc hành vi tấn công gây thiệt hại đến mức nào thì người phòng vệ cũng được gây thiệt hại đến mức độ đó. Sự tương xứng ở đây được hiểu là sự tương xứng về tính chất và mức độ được xác định dựa vào các yếu tố chủ quan và khách quan.

Một số tội danh do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Khi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng gây hậu quả xảy ra, có thể bị một số tội như sau:

Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội

+ Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

+ Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội

+ Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Ngoài ra tùy theo tình tiết tăng nặng có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

Trên đây là khái niệm và điều kiện của phòng vệ chính đáng. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Chém chết trộm có được xem là phòng vệ chính đáng?

Sử dụng hung khí chống cự lại người đang truy sát mình và gây ra cái chết cho đối phương là sự phòng vệ tương xứng, pháp luật hình sự gọi là phòng vệ chính đáng.
Như Thanh Niên đã đưa tin, chiều 11.3, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Long An phối hợp phòng Kỹ thuật hình sự và Công an H.Cần Giuộc tiến hành khám nghiệm hiện trường vụ án mạng xảy ra tại ấp Thuận Bắc, xã Thuận Thành, H.Cần Giuộc.
Theo thông tin ban đầu, khoảng 0 giờ 30 ngày 11.3, anh Võ Tấn Hội (38 tuổi) và vợ là chị Nguyễn Thúy Hằng (38 tuổi, cùng ngụ ấp Thuận Bắc, xã Thuận Thành) đang nằm ngủ trong phòng thì bất ngờ nghe tiếng động lạ phát ra từ phía nhà sau. Lo lắng trộm đột nhập vào nhà, anh Hồi mở đèn bước ra ngoài xem thử.

Lúc này, Nguyễn Thành Trung (31 tuổi, ngụ cùng ấp) đã đột nhập vào nhà, cầm hung khí núp sau cánh cửa. Khi anh Hội vừa đến gần, Trung cầm dao chém liên tục vào người khiến anh Hội bị thương nặng và gục chết dưới nền gạch.
Biết hành tung bị lộ, Trung liền chạy tới phòng ngủ cầm dao khống chế, buộc chị Hằng im lặng để Trung lấy tài sản. Chị Hằng cố giữ bình tĩnh rồi bất ngờ lao mạnh đầu vào người Trung và bỏ chạy ra ngoài. Trung lao theo vung dao chém trúng lưng và đầu nạn nhân.
Chưa kịp ra đến cửa, chị Hằng chụp được con dao trên bàn quay ngược lại chém trúng đầu khiến Trung ngã xuống đất bất tỉnh. Nghe tiếng tri hô, người dân xung quanh nhanh chóng đưa cả 3 đi cấp cứu, nhưng anh Hội và Trung đã chết.
Liên quan vấn đề này, nhiều người thắc mắc trong trường hợp nói trên chị Hằng tự vệ như vậy có được pháp luật bảo vệ hay không?

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm

Theo Khoản 1, Điều 22 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định tự vệ hay phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
Điều 22 BLHS cũng quy định rõ phòng vệ chính đáng không được coi là tội phạm và người phòng vệ chính đáng sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự bởi hành vi tự vệ của mình. Tuy nhiên, không phải hành vi chống trả nào cũng được coi là phòng vệ chính đáng và không phải chịu trách nhiệm hình sự.
========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT

Giám đốc - Luật sư:  Đỗ Ngọc Anh
Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Văn phòng luật sư Hải Phòng: Số 102, Lô 14 đường Lê Hồng Phong, Phường Đằng Lâm, Quận Hải An, Hải Phòng.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: luatdogiaviet@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatdogiaviet.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcMang vũ khí nào để tự vệ thì không vi phạm pháp luật ?
Bài tiếp theoSự khác nhau giữa phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết