Môi giới mua bán nợ là gì?

0
717

Môi giới mua bán nợ là gì?

Khái niệm môi giới mua bán nợ được quy định cụ thể tại Khoản 8 Điều 3 Nghị định 69/2016/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ, theo đó:

Môi giới mua bán nợ là dịch vụ làm trung gian, dàn xếp việc mua bán nợ giữa các bên mua bán nợ và được hưởng phí dịch vụ môi giới theo thỏa thuận, không bao gồm hoạt động bán đấu giá của các tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp.

Trên đây là quy định về khái niệm môi giới mua bán nợ. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Nghị định 69/2016/NĐ-CP.

Kinh doanh dịch vụ mua bán nợ là gì?

Khái niệm kinh doanh hoạt động mua bán nợ được quy định cụ thể tại Khoản 6 Điều 3 Nghị định 69/2016/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ, theo đó:

Kinh doanh dịch vụ mua bán nợ là việc thực hiện liên tục một hoặc một số hoạt động liên quan đến việc mua bán nợ nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm: Mua nợ, bán nợ, môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ và dịch vụ sàn giao dịch nợ.

Trên đây là quy định về khái niệm kinh doanh hoạt động mua bán nợ. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Nghị định 69/2016/NĐ-CP

Nguyên tắc kinh doanh dịch vụ mua bán nợ là gì?

Nguyên tắc kinh doanh dịch vụ mua bán nợ được quy định cụ thể tại Điều 4 Nghị định 69/2016/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ, theo đó:

Kinh doanh hoạt động mua bán nợ phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

– Tổ chức (không phải là doanh nghiệp), cá nhân có nhu cầu kinh doanh dịch vụ mua bán nợ phải thành lập doanh nghiệp.

– Doanh nghiệp phải đăng ký ngành nghề kinh doanh dịch vụ mua bán nợ theo quy định của pháp luật.

– Doanh nghiệp thực hiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ phải đáp ứng điều theo quy định.

– Bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng, tuân thủ quy định của pháp luật.

Trên đây là quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Nghị định 69/2016/NĐ-CP.

Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm như thế nào trong hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ?

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ được quy định cụ thể tại Điều 10 Nghị định 69/2016/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ, theo đó:

– UBND cấp tỉnh thực hiện kiểm tra, thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ trên địa bàn tỉnh, thành phố và xử lý vi phạm theo thẩm quyền đối với những hành vi vi phạm hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ.

– Báo cáo Bộ Tài chính về tình hình kinh doanh dịch vụ mua bán nợ trên địa bàn tỉnh, thành phố theo định kỳ, đột xuất.

Trên đây là quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh trong hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Nghị định 69/2016/NĐ-CP.

Bộ Tài chính thực hiện quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ như thế nào?

Trách nhiệm của Bộ Tài chính đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ được quy định cụ thể tại Điều 9 Nghị định 69/2016/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ, theo đó:

Bộ Tài chính có trách nhiệm sau:

– Chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ.

– Thực hiện quản lý, kiểm tra, thanh tra, giám sát theo thẩm quyền hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ.

– Hướng dẫn thi hành các quy định về hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ.

Trên đây là quy định về trách nhiệm của Bộ Tài chính trong hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Nghị định 69/2016/NĐ-CP.

Công ty môi giới nợ phải đáp ứng những điều kiện nào?

Điều kiện của công ty môi giới nợ được quy định cụ thẻ tại Điều 6 Nghị định 69/2016/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ, theo đó:

Công ty môi giới, tư vấn nợ phải đáp ứng những điều kiện sau:

1. Các điều kiện chung theo quy định đối với công ty kinh doanh dịch vụ mua bán nợ, cụ thể:

Doanh nghiệp phải đáp ứng những điều kiện sau:

– Doanh nghiệp phải có quy chế quản lý nội bộ về tổ chức, quy định nội bộ về hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ phù hợp với quy định.

– Doanh nghiệp phải đáp ứng quy định về mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu tương ứng theo quy định. Trường hợp, doanh nghiệp thực hiện một số hoặc tất cả các hoạt động thì mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu là mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu cao nhất trong số các hoạt động mà doanh nghiệp thực hiện.

– Người quản lý của doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện theo quy định, cụ thể:

+ Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định.

+ Có trình độ học vấn từ đại học trở lên thuộc một trong các ngành: Kinh tế, quản trị kinh doanh, luật hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhận;

+ Là người quản lý hoặc có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, pháp luật, định giá tài sản hoặc mua bán nợ;

+ Những người đã làm việc trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải đáp ứng thêm điều kiện: Không là người quản lý của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong 03 năm trước liền kề.

(Điều 5 Nghị định 69/2016/NĐ-CP)

2. Có mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu là 5 tỷ đồng.

Trên đây là quy định về điều kiện của doanh nghiệp môi giới nợ. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Nghị định 69/2016/NĐ-CP.

.

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT

Giám đốc - Luật sư:  Đỗ Ngọc Anh Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Tổ 14 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: luatsudongocanh@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatsungocanh.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcHộ khẩu ở tỉnh khác có được làm Căn cước công dân gắn chíp tại Hà Nội?
Bài tiếp theoHệ thống tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân