Người quay phim lại sự việc có vai trò gì trong quá trình giải quyết vụ án hình sự?

0
451

Trong vụ việc thanh niên người Việt bị hành hung và đẩy xuống sông tại Nhật, có thể thấy chi tiết một người đứng quay phim lại phần lớn diễn biến của vụ việc. Nếu một vụ án như vậy xảy ra tại Việt Nam, vai trò của người quay phim quan trọng như thế nào?

Trước tiên, ta sẽ thấy người này đóng góp vào quá trình giải quyết vụ án 2 điều quan trọng: Video quay lại tình tiết, và việc chứng kiến trực tiếp vụ việc.

Thứ nhất, về đoạn video

Chưa nói đến người quay video, chỉ xét riêng nội dung đoạn video ghi hình những diễn biến đã xảy ra, theo quy định tại Điều 86 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì:

“Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.”

Nguồn của chứng cứ theo Điều 87 Bộ luật này bao gồm cả “dữ liệu điện tử”, tức bao gồm đoạn ghi âm, ghi hình bằng thiết bị điện tử, nếu chúng được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì hoàn toàn có thể trở thành chứng cứ – tức căn cứ xác định việc có hay không hành vi phạm tội, tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

Như vậy trước hết người quay phim đã đóng góp 1 thứ quan trọng có thể trở thành chứng cứ để giải quyết vụ án!

Thứ hai, về người quay video

Xuyên suốt quá trình giải quyết một vụ án, “người làm chứng” được hiểu là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng. (Điều 66 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015).

Khi xảy ra vụ việc ẩu đả và có video được đăng tải, cơ quan chức năng hoàn toàn có căn cứ để cho rằng người quay video là người chứng kiến được vụ việc và triệu tập người đó đến phục vụ quá trình giải quyết. Lúc này, người làm chứng có nghĩa vụ:

– Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải;

– Trình bày trung thực những tình tiết mà mình biết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và lý do biết được những tình tiết đó.

Lời khai của người làm chứng cũng có thể trở thành chứng cứ, họ có nghĩa vụ trình bày những gì mình biết về vụ án, về nhân thân của người bị buộc tội, bị hại, quan hệ giữa họ với người bị buộc tội, bị hại, người làm chứng khác và trả lời những câu hỏi được cơ quan điều tra đặt ra.

Từ những bằng chứng này, cơ quan điều tra sẽ có thêm cơ sở để đưa ra kết luận điều tra, chuyển đến Viện kiểm sát nhân dân quyết định có truy tố tội phạm hay không, có phải điều tra lại hay không,…

Người làm chứng khai báo gian dối hoặc từ chối khai báo, trốn tránh việc khai báo mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT

Giám đốc - Luật sư:  Đỗ Ngọc Anh Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Tổ 14 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: luatsudongocanh@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatsungocanh.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcTừ vụ Đàm Vĩnh Hưng và đơn ly hôn: Có liên quan đến tẩu tán tài sản hay không?
Bài tiếp theoĐiều kiện hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ