Điều kiện hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ

0
439

Căn cứ Nghị định 24/2012/NĐ-CP, hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Như vậy, khi doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ chỉ cần đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

– Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ.

Ngày 09 tháng 07 năm 2018, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định 1417/QĐ-NHNN phê duyệt phương đơn giản hóa điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Theo quyết định này, hai điều kiện kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ nêu trên sẽ bị bãi bỏ. Hiện tại, đơn vị được giao trách nhiệm vẫn đang trong quá trình xây dựng Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 24/2012/NĐ-CP.

Thủ tục sản xuất, gia công và mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ

Vàng trang sức, mỹ nghệ là mặt hàng đòi hỏi chủ thể kinh doanh đáp ứng các điều kiện nhất định. Vì vậy, thương nhân muốn kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ nói chung và sản xuất, gia công và mua bán vàng trang sức nói riêng đều phải thỏa mãn các điều kiện pháp luật đặt ra để được cấp phép kinh doanh.

Để bạn đọc hiểu thêm về nội dung này, trong bài viết sau đây Lawkey sẽ chia sẻ về Điều kiện kinh doanh sản xuất, gia công và mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ theo quy định pháp luật hiện hành.

1. Các loại hình kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ:

– Gia công vàng trang sức, mỹ nghệ;

– Kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ;

– Sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

2. Điều kiện kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ:

Theo đó, tương ứng với từng loại hình kinh doanh, thương nhân phải đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật.

a) Điều kiện đối với loại hình kinh doanh Gia công vàng trang sức, mỹ nghệ:

+ Cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp được thực hiện gia công cho doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

+ Phải có đăng ký gia công vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

b) Điều kiện đối với loại hình kinh doanh mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ:

+ Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

+ Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ

c) Điều kiện đối với loại hình kinh doanh sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ:

+ Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

+ Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

+ Phải được cấp giấy phép kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ theo trình tự thủ tục tại mục 3 sau đây.

3. Trình tự thủ tục

Hồ sơ gồm: 

+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ (theo mẫu tại Phụ lục 1 Thông tư 16/2012/TT-NHNN).

+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và tài liệu chứng minh doanh nghiệp đã đăng ký hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

+ Văn bản hoặc tài liệu chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng địa điểm sản xuất (Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc hợp đồng thuê kho); bản kê khai về cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

Nơi nộp hồ sơ:

+ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Cách thức nộp hồ sơ:

+ Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.

Thời hạn giải quyết: 

+ Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố kiểm tra thực tế cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất và cấp hoặc từ chối cấp (ghi rõ lý do) Giấy phép chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

Công việc Doanh nghiệp phải thực hiện sau khi được cấp phép kinh doanh: 

– Doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ phải niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch về khối lượng, hàm lượng vàng, giá mua, giá bán các loại sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm bán ra thị trường.

– Doanh nghiệp hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ phải đóng mã ký hiệu và hàm lượng vàng trên sản phẩm, công bố tiêu chuẩn áp dụng, khối lượng của sản phẩm và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tiêu chuẩn công bố áp dụng và khối lượng sản phẩm đã công bố do doanh nghiệp sản xuất. Đồng thời, doanh nghiệp phải có phương án bảo đảm an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ.

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT

Giám đốc - Luật sư:  Đỗ Ngọc Anh
Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Văn phòng luật sư Hải Phòng: Số 102, Lô 14 đường Lê Hồng Phong, Phường Đằng Lâm, Quận Hải An, Hải Phòng.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: luatdogiaviet@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatdogiaviet.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcNgười quay phim lại sự việc có vai trò gì trong quá trình giải quyết vụ án hình sự?
Bài tiếp theoSang tên sổ đỏ có bắt buộc đo lại diện tích đất không?