Việc lập lý lịch bị can

0
561

Lý lịch bị can được lập trước hay sau khi Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can? Trường hợp bị can có nơi cư trú ở địa phương khác nơi xảy ra tội phạm, dẫn đến thời gian đi xác minh, xác nhận lý lịch bị can kéo dài nên ảnh hưởng đến việc chuyển quyết định khởi tố bị can đến Viện kiểm sát trong 24 giờ theo luật định thì xử lý như thế nào?

Lý lịch bị can có bắt buộc do Điều tra viên lập không? Lý lịch bị can/ lý lịch cá nhân được xác nhận tại nơi đăng ký tạm trú hay nơi đăng ký thường trú của bị can/đối tượng?

Giấy chứng minh nhân dân có đủ để chứng minh tuổi của bị can hay không? Có cần thiết mọi trường hợp đều phải thu thập giấy khai sinh, kể cả việc bị can trước đó đã có tiền án?

Người gửi: Nguyễn Trung Quân

Câu trả lời của Luật sư Đỗ Gia Việt

 1. Lý lịch bị can được lập trước hay sau khi Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can? 

Theo quy định tại khoản 1 Điều 60 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Do đó, Lý lịch bị can được lập sau khi Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can. Trước khi khởi tố bị can, Cơ quan điều tra lập lý lịch cá nhân của người bị buộc tội theo mẫu quy định tại Thông tư số 61/2017/TT-BCA ngày 14/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự.

2. Lý lịch bị can có bắt buộc do Cơ quan điều tra lập không? Xác nhận tại đâu? 

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 37 và điểm b khoản 4 Điều 39 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì Điều tra viên, cán bộ điều tra được phân công tiến hành hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự có nhiệm vụ lập hồ sơ vụ án hình sự (trong đó có lý lịch bị can). Do vậy, lý lịch bị can không chỉ do Cơ quan điều tra lập mà còn do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra lập sau khi khởi tố bị can.

Theo Mẫu số 192 ban hành kèm theo Thông tư số 61/2017/TT-BCA nêu trên, phần cuối lý lịch bị can, góc bên trái có nội dung: “CHỨNG NHẬN CỦA CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN”. Theo đó, lý lịch bị can phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi bị can cư trú.

3. Giấy chứng minh nhân dân có đủ để chứng minh tuổi của bị can hay không? Có cần thiết mọi trường hợp đều phải thu thập giấy khai sinh, kể cả việc bị can trước đó đã có tiền án? 

Theo quy định tại khoản 2 Điều 85 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, người thực hiện hành vi phạm tội có năng lực trách nhiệm hình sự hay không (trong đó, có vấn đề về xác định tuổi) là một trong những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự. Do vậy, trường hợp có căn cứ cho rằng, bị can chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì việc xác định tuổi của bị can áp dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 417 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và Điều 6 Thông tư liên tịch số 06/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 21/12/2018 về phối hợp thực hiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi. Theo đó, chứng minh nhân dân là một trong các giấy tờ, tài liệu để xác định tuổi của bị can. Tuy nhiên, ngoài chứng minh nhân dân, cơ quan tiến hành tố tụng cần thu thập thêm các giấy tờ, tài liệu khác, lấy lời khai người có liên quan,… để xác định chính xác nhất tuổi của bị can; trường hợp có mâu thuẫn thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 6 Thông tư liên tịch số 06/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH.

Vụ 14 VKSND tối cao

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT

Giám đốc - Luật sư:  Đỗ Ngọc Anh Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Tổ 14 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: luatsudongocanh@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatsungocanh.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcĐược sử dụng đất nông nghiệp khi đã hết thời hạn sử dụng trong sổ đỏ?
Bài tiếp theoInfographic: Mức phạt với các vi phạm trên Facebook từ 15/4/2020