Khi nào cán bộ, công chức được xem là có hành vi tham nhũng?
Tôi có các căn cứ chứng minh một công chức ở huyện có hành vi tham nhũng, tôi đã tố cáo hành vi của người này đến lãnh đạo đơn vị. Vậy cho tôi hỏi công chức này sẽ được xem là tham nhũng và bị xử lý khi nào? Nhờ hỗ trợ!
Trả lời:
Căn cứ Khoản 2 Điều 43 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định căn cứ cho rằng người có chức vụ, quyền hạn có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Có văn bản yêu cầu của Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân;
– Qua xác minh, làm rõ nội dung theo đơn tố cáo phát hiện người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi có dấu hiệu tham nhũng;
– Qua công tác tự kiểm tra trong cơ quan, tổ chức, đơn vị phát hiện người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi có dấu hiệu tham nhũng;
– Qua công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành phát hiện người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.
Như vậy, căn cứ quy định trên thì cán bộ, công chức, viên chức chỉ bị xem là có hành vi tham nhũng khi có văn bản yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc qua xác minh, thanh tra, kiểm tra. Theo đó, công chức sẽ bị xem là có hành vi tham nhũng khi xác minh đơn tố cáo của bạn phát hiện công chức này có dấu hiệu tham nhũng.
Căn cứ ra quyết định tạm đình chỉ công tác khi có hành vi liên quan đến tham nhũng?
Khi Thủ tướng Chính phủ ra quyết định tạm đình chỉ công tác của Chủ tịch UBND tỉnh thì Thủ tướng Chính phủ căn cứ vào đâu để ra quyết định này?
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 43 Nghị định 59/2019/NĐ-CP đã nêu rõ:
“Việc quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với người có chức vụ, quyền hạn chỉ được thực hiện khi có căn cứ cho rằng người đó có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng và có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý nếu vẫn tiếp tục làm việc.”
Như vậy, nếu có căn cứ cho rằng chủ tịch UBND tỉnh có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng và có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý nếu vẫn tiếp tục làm việc.
Xử lý kỷ luật đối với người đứng đầu không xử lý báo cáo về tham nhũng?
Tôi làm việc tại Sở, tháng trước tôi có báo cáo hành vi tham nhũng của đồng nghiệp lên Thủ trưởng cơ quan nhưng đã hết thời gian xử lý mà Thủ trưởng cơ quan tôi không có bất cứ quyết định gì liên quan đến vụ việc này. Xin hỏi, trong trường hợp này Thủ trưởng tôi che dấu, không xử lý hành vi tham nhũng theo quy định pháp luật về tham nhũng mới nhất thì có bị xử lý kỷ luật không?
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 85 Nghị định 59/2019/NĐ-CP thì người đứng đầu cơ quan không xử lý báo cáo về tham nhũng thì sẽ bị xử lý kỷ luật như sau:
“Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi nhận được báo cáo về hành vi tham nhũng nhưng không xử lý thì bị xử lý như sau:
a) Khiển trách đối với người có hành vi vi phạm lần đầu;
b) Cảnh cáo đối với người đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách về hành vi đó mà tiếp tục tái phạm; người có hành vi vi phạm lần đầu nhưng để xảy ra vụ việc tham nhũng nghiêm trọng;
c) Cách chức đối với người đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo về hành vi đó mà tiếp tục tái phạm; người có hành vi vi phạm lần đầu nhưng để xảy ra vụ việc tham nhũng rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.”
Như vậy, Thủ trưởng bạn có thể bị xử lý kỷ luật với các hình thức khiển trách, cảnh cáo, hoặc cách chức tùy thuộc vào số lần vi phạm, mức độ của vụ việc.
Trân trọng!
ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT
Giám đốc - Luật sư: Đỗ Ngọc Anh Công ty luật chuyên:Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy: Tổ 14 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: luatsudongocanh@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatsungocanh.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino