Các văn bản pháp luật chủ yếu về giải quyết tranh chấp đất đai là gì?

0
366

1. Các văn bản pháp luật hiện hành giải quyết tranh chấp đất đai

  • Bộ luật dân sự 2015;
  • Bộ Luật tố tụng dân sự 2015;
  • Luật đất đai 2013;
  • Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2013;
  • Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Nghị định hướng dẫn Luật đất đai.

2. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

2.1 Hòa giải tranh chấp đất đai

Căn cứ quy định tại Điều 202 Luật đất đai 2013, việc hòa giải tranh chấp đất đai được tiến hành theo trình tự sau đây:

Bước 1: Các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

Bước 2: Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Bước 3: Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình trong 45 ngày

  • Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của UBND cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp.
  • Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì UBND cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.

2.2 Giải quyết tranh chấp đất đai khi hòa giải không thành

2.2.1 Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai

  • Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;
  • Biên bản hòa giải tại UBND cấp xã;
  • Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;

2.2.2 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai khi hòa giải không thành

     Được quy định tại Điều 203, theo đó, tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết tại Tòa án nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền, cụ thể:

  • Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
  • Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau:
    • Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
    • Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

Để được tư vấn chi tiết về Các văn bản pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai quý khách vui lòng liên hệ với Luật Đỗ Gia Việt.

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT

Giám đốc - Luật sư:  Đỗ Ngọc Anh
Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Văn phòng luật sư Hải Phòng: Số 102, Lô 14 đường Lê Hồng Phong, Phường Đằng Lâm, Quận Hải An, Hải Phòng.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: luatdogiaviet@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatdogiaviet.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcGiải quyết tranh chấp đất đai, đòi đất cho mượn, cho ở nhờ
Bài tiếp theoThủ tục chuyển đất nông nghiệp sang đất ở mới nhất