Cách xác định hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật

0
445

Một trong những yếu tố quan trọng nhất khi áp dụng văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) đó là xác định hiệu lực. Bởi phải biết chính xác văn bản đã có hiệu lực chưa hay còn hiệu lực không thì việc áp dụng văn bản mới đúng và hiệu quả. Dưới đây, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giới thiệu cách xác định hiệu lực của 01 văn bản QPPL:

1. Xác định ngày văn bản có hiệu lực

Nguyên tắc xác định hiệu lực sẽ dựa trên quy định của Luật ban hành văn bản QPPL, văn bản ban hành trong thời gian Luật nào có hiệu lực thì áp dụng Luật đó. Ở đây, chúng ta sẽ dựa trên Luật ban hành văn bản QPPL năm 2015, cách xác định ngày có hiệu lực như sau:

Tìm điều khoản quy định ngày hiệu lực ngay trong văn bản.

Về nguyên tắc, trong văn bản QPPL phải quy định thời điểm có hiệu lực của văn bản đó; tuy nhiên, thực tế nhiều văn bản không quy định cụ thể ngày hiệu lực. Trong trường hợp này, căn cứ vào Điều 151 Luật ban hành văn bản QPPL 2015 có thể suy luận như sau:

– Đối với văn bản QPPL của cơ quan nhà nước Trung ương: sau 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành văn bản sẽ có hiệu lực.

– Đối với văn bản QPPL của HĐND, UBND cấp tỉnh: sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành văn bản sẽ có hiệu lực.

– Đối với văn bản QPPL của HĐND, UBND cấp huyện và cấp xã: sau 07 ngày kể từ ngày ký ban hành.

2. Xác định tình trạng hết hiệu lực của văn bản

Một văn bản QPPL được xác định là hết hiệu lực khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định cụ thể trong văn bản;

– Được thay thế bằng văn bản QPPL mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó;

– Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Văn bản QPPL hết hiệu lực thì văn bản QPPL quy định chi tiết thi hành các điều, khoản, điểm được giao quy định chi tiết thi hành văn bản đó đồng thời hết hiệu lực;

– Trường hợp văn bản QPPL được quy định chi tiết hết hiệu lực một phần và không thể xác định được nội dung hết hiệu lực của văn bản quy định chi tiết thi hành thì văn bản quy định chi tiết thi hành đó hết hiệu lực toàn bộ;

– Trường hợp một văn bản quy định chi tiết nhiều văn bản QPPL, trong đó chỉ có một hoặc một số văn bản được quy định chi tiết hết hiệu lực và không thể xác định được các nội dung hết hiệu lực của văn bản quy định chi tiết thi hành thì văn bản quy định chi tiết thi hành đó hết hiệu lực toàn bộ.

Căn cứ pháp lý:

– Điều 151, 154 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.

– Điều 38 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Ngoài ra, để tiết kiệm thời gian cũng như công sức,  tiện tích Lược đồ của văn bản tại THƯ VIỆN PHÁP LUẬT chính là giải pháp cho bạn, những thông tin về ngày ban hành, ngày có hiệu lực, tình trạng hiệu lực… được thể hiện cụ thể dựa trên những quy định đã nêu.

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT

Giám đốc - Luật sư:  Đỗ Ngọc Anh
Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Văn phòng luật sư Hải Phòng: Số 102, Lô 14 đường Lê Hồng Phong, Phường Đằng Lâm, Quận Hải An, Hải Phòng.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: luatdogiaviet@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatdogiaviet.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcVi phạm pháp luật đất đai vẫn được cấp Sổ đỏ?
Bài tiếp theoNghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình