Cán bộ cố ý bao che cho người bị tố cáo sẽ xử lý thế nào?

0
462

Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo, người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật tố cáo, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự…

Từ ngày 28/5, Nghị định 31/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo sẽ có hiệu lực thi hành.

Nghị định này quy định về thời hạn giải quyết tố cáo; rút tố cáo; giải quyết tố cáo đối với trường hợp quá hạn quy định mà chưa được giải quyết; công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo; bảo vệ người tố cáo.

Thế nào là vụ tố cáo phức tạp, đặc biệt phức tạp?

Về thời hạn giải quyết tố cáo, theo Điều 30 Luật Tố cáo, là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo. Với vụ việc phức tạp, có thể gia hạn một lần nhưng không quá 30 ngày. Với vụ việc đặc biệt phức tạp, có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.

Quy định chi tiết, nghị định nêu rõ, vụ việc phức tạp là vụ việc có 1 trong các tiêu chí: Tố cáo về 1 nội dung nhưng phải xác minh từ 2 địa điểm trở lên; tố cáo có từ 2 nội dung phải xác minh trở lên; nhiều người tố cáo về cùng một nội dung hoặc nội dung tố cáo liên quan đến quyền và lợi ích của nhiều người; tố cáo có yếu tố nước ngoài (người tố cáo ở nước ngoài hoặc là người nước ngoài; hành vi bị tố cáo xảy ra ở nước ngoài; nội dung tố cáo phải xác minh ở nước ngoài); nội dung tố cáo liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, tổ chức; các cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình giải quyết tố cáo còn ý kiến khác nhau; có tài liệu, chứng cứ mâu thuẫn với nhau cần có thời gian kiểm tra, xác minh, đánh giá, hoặc tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn.

Còn vụ việc đặc biệt phức tạp là vụ việc có từ 2 tiêu chí như trên trở lên.

Cũng theo nghị định, người tố cáo có quyền rút một phần hoặc toàn bộ nội dung tố cáo trước khi người giải quyết tố cáo ra kết luận nội dung tố cáo. Việc rút tố cáo phải được thực hiện bằng văn bản, văn bản rút tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm; họ và tên, địa chỉ của người rút tố cáo; nội dung tố cáo được rút, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người rút tố cáo.

Trường hợp nhiều người cùng tố cáo mà có một hoặc một số người tố cáo thì từng người rút tố cáo thực hiện việc rút tố cáo theo quy định tại nghị định này. Trường hợp tất cả những người tố cáo rút tố cáo thì người đại diện thực hiện việc rút tố cáo bằng văn bản hoặc người tiếp nhận lập biên bản ghi lại việc rút tố cáo, có chữ ký hoặc điểm chỉ xác nhận của những người tố cáo hoặc của người đại diện.

Trường hợp người tố cáo rút tố cáo mà người giải quyết tố cáo xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định việc rút tố cáo do bị đe dọa, mua chuộc hoặc người tố cáo lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo, thì vụ việc tố cáo vẫn phải được giải quyết theo quy định tại Khoản 3, Điều 33 Luật Tố cáo.

Khi khẩn cấp phải bảo vệ người tố cáo ngay lập tức

“Người giải quyết tố cáo áp dụng biện pháp theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ người tố cáo theo quy định của pháp luật; xử lý người có hành vi đe dọa, mua chuộc người tố cáo hoặc lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo theo quy định của pháp luật”, Nghị định 31 quy định rõ.

Về bảo vệ người tố cáo, theo quy định của nghị định, khi nhận được văn bản đề nghị bảo vệ, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm xem xét, đánh giá căn cứ, tính xác thực của đề nghị và quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ theo thẩm quyền quy định tại Điều 52 Luật Tố cáo. Trường hợp không thuộc thẩm quyền thì đề nghị hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ.

Trường hợp khẩn cấp, người giải quyết tố cáo đề nghị hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ ngay lập tức, sau đó gửi văn bản đến cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ.

Khi nhận được đề nghị hoặc yêu cầu của người giải quyết tố cáo thì cơ quan có thẩm quyển căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình xem xét, quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ theo quy định tại Điều 52 Luật Tố cáo và thông báo bằng văn bản cho người giải quyết tố cáo, người được bảo vệ.

Nghị định 31 cũng quy định rõ các biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo, bao gồm: Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo; xử lý thông tin có nội dung tố cáo và tiếp nhận, xử lý tố cáo do cơ quan báo chí, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển đến và xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm.

Sử dụng họ tên của người khác để tố cáo có thể bị truy cứu hình sự

Theo nghị định, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo, người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật tố cáo, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật và quy định tại nghị định này, hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật và quy định khác có liên quan được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Nghị định quy định rõ xử lý kỷ luật đối với người có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Cụ thể, hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với người có thẩm quyền giải quyết tố cáo khi có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc giải quyết tố cáo để thực hiện hành vi trái pháp luật; không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm bảo vệ người tố cáo dẫn đến việc người tố cáo bị trả thù, trù dập.

Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với người có thẩm quyền giải quyết tố cáo khi có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau: Tiết lộ họ, tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và những thông tin khác làm lộ danh tính của người tố cáo; cố ý không thụ lý tố cáo, không ban hành kết luận nội dung tố cáo; không quyết định xử lý tố cáo theo thẩm quyền hoặc không kiến nghị người có thẩm quyền xử lý tố cáo.

Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với người có thẩm quyền giải quyết tố cáo khi có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau:

– Cố ý không giải quyết hoặc cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật, gây mất ổn định an ninh, trật tự xã hội.

– Cố ý bỏ qua các bằng chứng, bỏ lọt các thông tin, tài liệu, làm mất hoặc làm sai lệch hồ sơ vụ việc; bao che cho người bị tố cáo, gây mất ổn định an ninh, trật tự xã hội.

– Không áp dụng biện pháp bảo vệ người tố cáo thuộc thẩm quyền, làm cho người tố cáo bị trả thù, trù dập, dẫn đến thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe với tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc bị chết.

Nghị định cũng quy định rõ, cán bộ, công chức, viên chức biết rõ việc tố cáo là không đúng sự thật nhưng vẫn tố cáo nhiều lần hoặc biết vụ việc đã được cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết đúng chính sách, pháp luật nhưng vẫn tố cáo nhiều lần mà không có bằng chứng chứng minh nội dung tố cáo; cưỡng ép, lôi kéo, kích động, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật; sử dụng họ tên của người khác để tố cáo gây mất đoàn kết nội bộ hoặc ảnh hưởng đến uy tín, hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, đơn vị, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thảo Nguyên (thanhtra)

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT

Giám đốc - Luật sư:  Đỗ Ngọc Anh Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Tổ 14 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: luatsudongocanh@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatsungocanh.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcBàn về tố cáo nặc danh và xử lý tố cáo nặc danh
Bài tiếp theoĐập phá nhà người khác thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
0944.450.105
chat-active-icon