Không phải bị hại có quyền được tố giác hình sự không?

0
324

Không phải bị hại có quyền được tố giác hình sự không? Việc tố giác tội phạm là quyền và nghĩa vụ của công dân tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng được tố giác nếu không phải là bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết. dưới đây là những trình bày là rõ vấn đề.

Tố giác hình sự là gì ?

Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền

Cơ sở pháp lý khoản 1 điều 144 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015

Quyền và nghĩa vụ tố giác tội phạm theo pháp luật hình sự

Người tố giác có các quyền sau:

  • Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giữ bí mật việc tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ, người thân thích của họ khi bị đe dọa;
  • Được thông báo kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
  • Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Nghĩa vụ của người tố giác :

Cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định phải có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm, trình bày trung thực về những tình tiết mà mình biết về sự việc.

Ngoài ra người tố giác còn chịu trách nhiệm khi cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

Cơ sở pháp lý điều 56 và khoản 5 điều 144 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015

minh hoa to giac

Các trường hợp có và không có quyền tố giác khi không phải bị hại

Mọi cá nhân tổ chức đều có quyền tố giác các hành vi phạm tội được Bộ luật Hình sự quy định trừ một số tội được quy định phải được tố giác khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết thì mới tiến hành khởi tố.

Những trường hợp khởi tố khi có yêu cầu là :

  • Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
  • Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
  • Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
  • Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
  • Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
  • Tội hiếp dâm
  • Tội cưỡng dâm
  • Tội làm nhục người khác
  • Tội vu khống

Cơ sở pháp lý điều 144 và điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015

Thẩm quyền giải quyết đơn tố giác tội phạm

Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:

  • Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;
  • Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;
  • Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục

Cơ sở pháp lý khoản 3 điều 145 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015

Luật sư tư vấn thủ tục tố giác tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015

Luật sư tư vấn

  • Giúp khách hàng thực hiện quyền và nghĩa vụ tố giác tội phạm của mình ;
  • Hướng dẫn khách hàng soạn thảo tài liệu, giấy tờ và trình tự, thủ tục liên quan đến quy trình giải quyết vụ án;
  • Thực hiện chức năng bào chữa cho bị can, bị cáo góp phần nhằm giảm hoặc loại bỏ trách nhiệm hình sự, bảo vệ tối đa quyền lợi của bị can, bị cáo.
  • Tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa (khoản 2 Điều 72)/người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại, đương sự (khoản 2 Điều 84),…;
  • Dự đoán và xử lý những tình huống phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án, giúp khách hàng loại bỏ rủi ro pháp lý;
  • Thu thập tài liệu, chứng cứ, thực hiện các quyền yêu cầu trong giai đoạn điều tra, truy tố giúp cho vụ án được giải quyết một cách khách quan, toàn diện, không làm oan sai, ảnh hưởng đến người vô tội.

Trên đây là những quy định của pháp luật về tố giác tội phạm nhằm cung cấp cho quý khách hàng những thông tin cần thiết cho quý khách hàng khi thực hiện quyền và nghĩa vụ tố giác của mình.

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT

Giám đốc - Luật sư:  Đỗ Ngọc Anh
Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Văn phòng luật sư Hải Phòng: Số 102, Lô 14 đường Lê Hồng Phong, Phường Đằng Lâm, Quận Hải An, Hải Phòng.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: luatdogiaviet@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatdogiaviet.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcThủ tục giám định vật chứng là tiền
Bài tiếp theoKhông xử lý tin báo tội phạm là phạm luật