Thủ tục giám định vật chứng là tiền

0
181

Thủ tục giám định vật chứng là tiền được quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015. Trong một số vụ án, vật chứng là tiền, thủ tục giám định tang vật đóng vai trò quan trọng trong quyết định của Tòa án về tội phạm. Để có thể tiến hành thu giữ, giám định vật chứng là tiền hợp pháp thì cần phải hiểu biết khái quát quy định pháp luật cũng như trình tự thủ tục tiến hành của pháp luật tố tụng hình sự. Mời Quý bạn đọc tham khảo bài viết sau đây.

Quy định pháp luật về vật chứng trong vụ án hình sự

Vật chứng là gì?

Theo Điều 89 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

Giám định vật chứng

Giám định vật chứng

Điều 207 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định đương sự hoặc người đại diện của họ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.

Người có quyền yêu cầu giám định

Theo khoản 1 Điều 207 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, những người có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định, bao gồm:

  • Đương sự
  • Người đại diện của đương sự

Các trường hợp bắt buộc giám định vật chứng là tiền

Theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 90 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, vật chứng là tiền thì phải được niêm phong và giám định ngay sau khi thu thập, với quy định này thì tất cả các vật chứng là tiền thì phải giám định. Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 5 Điều 206 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định khi cần xác định thì bắt buộc phải trưng cầu giám định như sau: Chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ. Như vậy, khi nào cần xác định là tiền giả thì bắt buộc phải giám định, còn không cần xác định thì không phải giám định

Thời hạn giám định

Khoản 1 và khoản 2 Điều 208 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định thời hạn giám định là:

Thời hạn giám định đối với trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định:

  • Không quá 03 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 206 của Bộ luật này;
  • Không quá 01 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 6 Điều 206 của Bộ luật này;
  • Không quá 09 ngày đối với trường hợp quy định tại các khoản 2, 4 và 5 Điều 206 của Bộ luật này.

Thời hạn giám định đối với các trường hợp khác thực hiện theo quyết định trưng cầu giám định

Trong trường hợp không thể tiến hành việc giám định trong thời hạn quy định trên thì tổ chức, cá nhân giám định phải có thông báo kịp thời bằng văn bản đến cơ quan trưng cầu hoặc người yêu cầu giám định về lý do của việc trì hoãn.

Thủ tục giám định vật chứng là tiền

Điều 25 Luật Giám định tư pháp 2014 sửa đổi, bổ sung 2020 cũng quy định việc trưng cầu giám định tư pháp cần được thể hiện bằng văn bản và gửi quyết định kèm theo đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật có liên quan đến cá nhân, tổ chức thực hiện giám định. Trường hợp đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật có liên quan không thể gửi kèm theo quyết định trưng cầu giám định thì người trưng cầu giám định có trách nhiệm làm thủ tục bàn giao cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định. Văn bản yêu cầu giám định cần phải có các nội dung sau:

  • Tên tổ chức hoặc họ, tên người yêu cầu giám định;
  • Nội dung yêu cầu giám định;
  • Tên và đặc điểm của đối tượng giám định;
  • Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);
  • Ngày, tháng, năm yêu cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định;
  • Chữ ký, họ, tên người yêu cầu giám định.

Khoản 1 Điều 207 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Trường hợp không chấp nhận đề nghị thì thông báo cho người đã đề nghị giám định biết bằng văn bản và nêu rõ lý do. Hết thời hạn này hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì người đề nghị giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.

Luật sư tranh tụng trong vụ án hình sự

  • Nghiên cứu hồ sơ, lên phương án thực hiện khởi kiện
  • Soạn thảo đơn khởi kiện và các văn bản trong quá trình khởi kiện
  • Tư vấn và trực tiếp hỗ trợ thân chủ thu thập, chuẩn bị tài liệu chứng cứ
  • Đại diện thay mặt thân chủ tham gia giải quyết vụ kiện tại tòa
  • Bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong giai đoạn điều tra tại Cơ quan điều tra các cấp
  • Bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong giai đoạn truy tố tại Viện kiểm sát nhân dân các cấp
  • Bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong phiên phiên xét xử tại Tòa án nhân dân các cấp
  • Đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong giai đoạn thi hành án

Bài viết trên đã khái quát về thủ tục giám định vật chứng là tiền. Nếu có bất cứ thắc mắc cần tư vấn luật hình sự hoặc có nhu cầu tìm hiểu thêm về những vấn đề liên quan,

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT

Giám đốc - Luật sư:  Đỗ Ngọc Anh
Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Văn phòng luật sư Hải Phòng: Số 102, Lô 14 đường Lê Hồng Phong, Phường Đằng Lâm, Quận Hải An, Hải Phòng.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: luatdogiaviet@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatdogiaviet.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcPhân biệt tham ô và tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản
Bài tiếp theoKhông phải bị hại có quyền được tố giác hình sự không?