Luật sư bào chữa vụ án hình sự nổi tiếng

0
454

Pháp luật nói chung chia làm nhiều lĩnh vực như sau: hình sư, đất đai, nhà ở, dân sự, kinh tế, hợp đồng, di chúc, thừa kế, hôn nhân gia đình, … thì trong đó Luật hình sự là một phạm trù rất lớn liên quan đến tội phạm, điều tra, truy tố, xét xử hình sự, …. Bao trùm trong toàn bộ hoạt động liên quan đến những hoạt động vừa đề cập thì Luật sư hình sự đóng vai trò vô cùng quan trọng, là một trong những nhân tố tham gia tố tụng trong quá trình đó. Luật sư hình sự đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, góp phần vào việc giải quyết các vụ án được khách quan, đúng pháp luật, với mục đích và nhiệm vụ nhằm bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích của bi can, bị cáo, người bị tố cáo, người bị hại, … theo quy định pháp luật.

Vai trò tư vấn của luật sư hình sự?

– Tư vấn về các quy định của pháp luât ̣ cụ thể về từng loại tôi ̣ phạm và định khung hình phạt đối với những tôi phạm cụ thể; luật sư đất đai, ̣luat su dat dai

– Tư vấn các vấn đề pháp lý về hình sự: Các vấn đề về các quy định về các tình tiết để được xem xét giảm nhẹ hay tăng năng ̣ khung hình phạt, chuyển khung hình phạt, các trường hợp chuyển hóa tôi phạm; ̣Tư vấn về các quy định của pháp luât ̣ hình sự, cách thức xử lý vi phạm phụ thuôc ̣ vào độ tuổi của người phạm tôi; Tư vấn và đánh giá về các măt ̣ chủ quan và khách quan của tôi ̣ phạm để đánh giá về mức độ nguy hiểm hành vi phạm tội.

– Tư vấn về thời hạn để được xóa án tích và các trình tự thủ tục để thực hiên việc xóa án tích;

– Tư vấn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự;

– Tư vấn và giúp khách hàng tìm, phân tích chứng cứ ngoại phạm hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự, phân tích hành vi, vi phạm và lỗi trong tố tụng hình sự từ đó nhằm mục đích minh oan cho khách hàng; luật sư doanh nghiệp, luat su doanh nghiep

– Tư vấn giúp khách hàng nhận thức rõ được quyền và nghĩa vụ của họ trong điều kiện, hoàn cảnh hiện tại đối với cơ quan tiến hành tố tụng hoặc trước phiên tòa tránh tình trạng bị ép cung, mớm cung, dụ cung nhằm minh oan, miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự;

– Tư vấn và hướng dẫn khách hàng lập thủ tục bồi thường thiệt hại tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm để khắc phục hậu quả do hành vi trái pháp luật của mình gây ra cho người khác trong trường hợp gia đình người bị hại đồng ý hoặc không đồng ý nhận bồi thường;

– Tư vấn nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội, các biện pháp tư vấn áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, các hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội… và nhiều vấn đề khác.

Vai trò tham gia tố tụng của luật sư hình sự.

Một luật sư hình sự giỏi không chỉ là người có kiến thức chuyên môn mà còn phải hiểu biết sâu sắc về pháp lý, có kinh nghiệm giải quyết những tranh chấp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Đó là người đại diện cho thân chủ khi tham gia các hoạt động tố tụng hình sự.

Có thể xem xét vai trò của luật sư hình sự qua các giai đoạn như sau:

Vai trò của luật sư hình sự trong giai đoạn điều tra, truy tố

– Giai đoạn điều tra: thực hiện quyền bào chữa cho bị can, bị cáo, người bị tạm giữ và bảo vệ quyền lợi cho các đối tượng trên, giúp họ tránh các hoạt động xâm phạm bởi các hoạt động sai trái, tiêu cực của cơ ban điều tra như tham gia hỏi cung bị can cùng cơ quan điều tra để tranh việc ép cung, mớm cung gây bất lợi cho bị can, bị cáo.

Bên cạnh đó, luật sư còn có thể tự mình thu thập chứng cứ, tiến hành xem xét và đánh giá chứng cứ do cơ quan điều tra thu thập để làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án.

– Giai đoạn truy tố: Luật sư tiến hành nghiên cứu hồ sơ, xem xét và đánh giá chứng cứ nhằm đưa ra các nhận định, xây dựng các lập luận hướng giải quyết vụ án để chuẩn bị cho phiên tòa nhằm bảo vệ thân chủ.

Luật sư hình sự bào chữa tại phiên tòa:

– Phiên tòa sơ thẩm: Luật sư đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, thay mặt bị cáo biện luận trước tòa, tham gia tranh luận với đại diện Viện kiểm soát, với đại diện bị hại nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan. luật sư kinh tế, luat su kinh te

Trong giai đoạn này, tiếng nói và những lập luận sắc bén của luật sư là một trong những căn cứ để HĐXX căn nhắc khi định tội danh và quyết định hình phạt cho bị cáo.

– Phiên tòa phúc thẩm: Luật sư đại diện cho thân chủ đưa ra các quan điểm và yêu cầu Tòa xem xét lại một phần hay toàn bộ bản án. Luật sư cũng có thể bổ sung thêm chứng cứ nhằm chứng minh các yêu cầu của bị cáo là có cơ sở và đề nghị HĐXX phúc thẩm chấp nhận.

Có thể nhận thấy vai trò quan trọng của luật sư hình sự trong các vụ án hình sự. Để thực hiện tốt vai trò và chức năng của mình đòi hỏi đội ngũ luật sư giỏi cần thường xuyên trau dồi kinh nghiệm và tiếp xúc với nhiều vụ án khác nhau để có thể đưa ra những hướng giải quyết tối ưu nhất cho thân chủ. Đó là những yêu cầu mà một luật sư hình sự giỏi cần đáp ứng.

Một số lưu ý trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa

Luật sư cần chú ý theo dõi diễn biến của phiên tòa xem có bảo đảm các thủ tục tố tụng mà Bộ luật TTHS quy định hay không. Khi thư ký phiên tòa báo cáo danh sách những người được triệu tập, Luật sư cần ghi lại để biết những người nào TA triệu tập đã có mặt, người nào vắng mặt. Nếu thấy sự vắng mặt của một người tham gia tố tụng nào đó sẽ bất lợi cho thân chủ của mình thì Luật sư phải chuẩn bị sẵn ý kiến để khi chủ tọa phiên tòa hỏi ý kiến về việc người tham gia tố tụng vắng mặt thì trình bày được ngay ý kiến đã chuẩn bị để bảo đảm quyền lợi cho người mà mình bảo vệ.

Trong trường hợp có người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa, thì Luật sư cần căn cứ vào quy định tại các Điều: 187, 189, 190, 191, 192, 193 BLTTHS về sự có mặt của những người tham gia tố tụng tại phiên tòa và xác định xem việc vắng mặt đó có bất lợi cho thân chủ hay không để đề đạt với HĐXX yêu cầu hoãn phiên tòa cho chính xác, phù hợp.

Theo quy định tại Điều 187 BLTTHS thì bị cáo phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của TA; nếu vắng mặt không có lý do chính đáng thì bị áp giải; nếu bị cáo vắng mặt có lý do chính đáng hoặc không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 187 BLTTHS thì phải hoãn phiên tòa. Thông thường, trong mọi trường hợp bị cáo vắng mặt tại phiên tòa thì người bào chữa cho bị cáo vắng mặt đều yêu cầu HĐXX hoãn phiên tòa.

Điều 190 BLTTHS quy định người bào chữa có nghĩa vụ tham gia phiên tòa. Nếu người bào chữa vắng mặt, nhưng có gửi trước bản bào chữa thì TA vẫn mở phiên tòa xét xử. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp để đảm bảo cho việc xét xử được chính xác, khách quan, bảo vệ quyền lợi của bị cáo, HĐXX vẫn quyết định hoãn phiên tòa. Vì vậy, nếu vì lý do khách quan mà người bào chữa cho bị cáo không thể có mặt tại phiên tòa thì cần báo trước và đề nghị hoãn phiên tòa trước khi phiên tòa được mở để TA có thể quyết định hoãn phiên tòa tránh lãng phí thời gian và chi phí tổ chức phiên tòa.

Điều 191 BLTTHS quy định: 1- Nếu người bị hại, nguyên đơn dân sư, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc những người đại diện hợp pháp của họ vắng mặt thì tùy trường hợp, HĐXX quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử. 2- Nếu thấy sự vắng mặt của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự chỉ trở ngại cho việc giải quyết vấn đề bồi thường thì HĐXX có thể tách việc bồi thường để xét xử sau theo đó thủ tục tố tụng dân sự. Vì vậy, khi những người này vắng mặt thì người bảo vệ quyền lợi cho những người đó cần xác định xem quyết định nào của HĐXX có lợi nhất cho thân chủ của mình (tiếp tục xét xử, hoàn phiên tòa hay tách để xét xử theo thủ tục tố tụng dân sự), thì yêu cầu HĐXX thực hiện phương án có lợi nhất. Ví dụ: nếu tại phiên tòa vắng mặt nguyên đơn dân sự và người bảo vệ quyền lợi cho bị đơn dân sự biết rằng nếu nguyên đơn có mặt thì sẽ yêu cầu mức bồi thường cao hơn mức mà người đó yêu cầu trong giai đoạn điều tra, thì người bảo vệ quyền lợi cho bị đơn dân sự yêu cầu TA vẫn tiếp tục xét xử vụ án.

Điều 192 BLTTHS quy định người làm chứng tham gia phiên tòa để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án. Nếu người làm chứng vắng mặt những trước đó đã có lời khai ở CQĐT thì Chủ tọa phiên tòa công bố những lời khai đó. Nếu người làm chứng về những vấn đề quan trọng vắng mặt thì tùy trường hợp, HĐXX quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử. Luật sư căn cứ từng trường hợp cụ thể vắng mặt người làm chứng mà đề nghị hoãn phiên tòa hay cứ tiếp tục xét xử. Ví dụ: nếu người làm chứng gỡ tội nghiêm trọng vắng mặt tại phiên tòa mà lời khai còn có điểm chưa rõ, rất cần sự có mặt của người này để trả lời làm rõ các tình tiết có lợi cho bị cáo thì Luật sư bào chữa cho bị cáo phải yêu cầu HĐXX dẫn giải người đó đến phiên tòa; trường hợp không dẫn giải được thì yêu cầu hoãn phiên tòa.

Điều 193 BLTHHS quy định người giám định tham gia phiên tòa khi được TA triệu tập. Nếu người giám định vắng mặt thì tùy trường hợp, HĐXX quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì HĐXX bắt buộc phải hoãn phiên tòa trong một số trường hợp, còn các trường hợp khác thì HĐXX có quyền lựa chọn xem xét để quyết định hoãn phiên tòa hay vẫn tiến hành xét xử. Tùy vào từng vụ án, vào lợi ích của bị cáo hay của đương sự mà Luật sư đề nghị hoãn phiên tòa hoặc phản đối ý kiến đề nghị hoãn phiên tòa của người khác cho phù hợp. Ví dụ: Nếu thấy vắng mặt người bị hại nhưng chỉ trở ngại cho việc giải quyết vấn đề bồi thường và ý kiến của Luật sư bảo vệ cho người bị hại đề nghị hoãn phiên tòa, nếu xét thấy việc hoãn phiên tòa là không cần thiết chỉ kéo dài thời gian bị cáo bị tạm giam thì Luật sư bào chữa cho bị cáo cần đề nghị với HĐXX vẫn tiến hành xét xử và tách việc bồi thường để xét xử sau theo thủ tục tố tụng dân sự.

Trong trường hợp bị cáo chưa nhận được bản cáo trạng hoặc quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Luật sư phải yêu cầu HĐXX hoãn phiên tòa. Nếu bị cáo hoặc đương sự không được chủ tọa giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của họ tại phiên tòa hoặc không hỏi họ có đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch hay không thì Luật sư phải đề nghị HĐXX cho họ được thực hiện các quyền đó theo quy định của pháp luật. Nếu thấy cần đưa thêm tài liệu, chứng cứ ra xem xét tại phiên tòa mà trước đó Luật sư chưa có hoặc chưa muốn cung cấp cho TA, hoặc thấy cần đề nghị triệu tập thêm người làm chứng quan trọng của vụ án thì Luật sư phải đề nghị với HĐXX những vấn đề đó.

Khi thấy sự có mặt của người làm chứng là cần thiết cho việc xét xử. Người làm chứng này biết được nhiều tình tiết của vụ án có lợi cho bị cáo và có khả năng cung cấp cho TA những tình tiết đó những họ lại không được TA triệu tập thì Luật sư phải đề nghị HĐXX triệu tập thêm người làm chứng. Luật sư cần nói rõ lý do đề nghị triệu tập người làm chứng để TA biết. Nếu có các tài liệu chứng cứ quan trọng cần được xem xét tại phiên tòa, nhưng trước đó chưa cung cấp cho TA thì Luật sư phải đưa ra tài liệu chứng cứ và đề nghị HĐXX xem xét lại phiên tòa.

Trước khi kết thúc phần thủ tục bắt đầu phiên tòa, Chủ tọa phiên tòa thường hỏi các luật sư có ý kiến gì không. Nếu đồng ý thì trả lời không có ý kiến; nếu thấy cần yêu cầu thủ tục nào đó theo quy định của BLTTHS để đảm bảo quyền lợi của người mà mình bảo vệ thì đề nghị HĐXX xem xét.

Những vấn đề chung về kỹ năng của luật sư trong phần xét hỏi

Luật sư tham gia phiên tòa để bào chữa cho bị cáo (người bào chữa) hoặc bảo vệ quyền và lợi ích cho đương sự (người bảo vệ quyền lợi cho đương sự). Địa vị tố tụng hình sự, quyền và nghĩa vụ của Luật sư trong vụ án nói chung, tại phiên tòa, trong giai đoạn xét hỏi nói riêng do pháp luật quy định.

Nhiệm vụ của Luật sư là sử dụng các biện pháp hợp pháp để bào chữa gỡ tội, làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Thủ tục xét hỏi tại phiên tòa nói chung và của Luật sư nói riêng được BLTTHS quy định trên cơ sở địa vị tố tụng hình sự và nhiệm vụ trên của Luật sư. Theo quy định của Điều 207 BLTTHS thì khi xét hỏi từng người, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự hỏi sau cùng sau khi Chủ tọa phiên tòa, các Hội thẩm và KSV đã hỏi xong. Việc BLTTHS quy định người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự thực hiện việc xét hỏi sau HĐXX, KSV là hợp lý; bởi vì chỉ sau khi xét hỏi kiểm tra lại hồ sơ vụ án, xét hỏi buộc tội rồi mới đến xét hỏi gỡ tội, xét hỏi bảo vệ quyền lợi của đương sự được.

Nghệ thuật xét hỏi của Luật sư có vai trò rất quan trọng trong việc đạt được hiệu quả bào chữa tại phiên tòa. Về nguyên tắc, Luật sư bình đẳng với VKS trong xét hỏi. Tuy nhiên, hỏi ai, hỏi về cái gì, hỏi như thế nào lại là quyền của Luật sư. Thực hiện việc xét hỏi, Luật sư cần chú ý một số điểm thuộc về kỹ năng sau đây:

– Cần tôn trọng sự thật khách quan của vụ án. Việc bào chữa, xét hỏi của Luật sư được thực hiện trên cơ sở tôn trọng sự thật khách quan của vụ án và sử dụng các biện pháp hợp pháp (tuân thủ các quy định của BLTTHS). Luật sư không được xúi giục bị cáo, đương sự cố tình khai báo sai sự thật. Tuy nhiên, nhiệm vụ của Luật sư là gỡ tội, làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo. Cho nên tôn trọng sự thật khách quan không có nghĩa là Luật sư phải làm rõ các tình tiết buộc tội, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự mà HĐXX, Kiểm sát viên, Luật sư khác chưa hỏi đến. Luật sư không thể biến mình thành người buộc tội bổ sung trong vụ án.

– Khác với thành viên HĐXX, Luật sư có thể đặt các dạng câu hỏi khác nhau tùy theo phương pháp, chiến thuật bào chữa được xác định. Có câu hỏi yêu cầu người được xét hỏi trả lời theo nội dung; có câu hỏi yêu cầu người được xét hỏi xác nhận hay phủ nhận; thậm chí có những câu hỏi đưa những người được xét hỏi khai báo bất lợi cho thân chủ vào “thế bí” nên có thể không nhất thiết phải được trả lời mà thỏa mãn sự im lặng của họ v.v..;

– Việc xét hỏi của Luật sư không chỉ về các tình tiết của vụ án, nhiều khi là để làm sáng tỏ các yếu tố liên quan đến vụ án (như quan hệ giữa những người tham gia tố tụng, các động cơ khác nhau của họ trước, trong và sau khi phạm tội cũng như khai báo tại CQĐT, tại phiên tòa..) nhằm giúp cho HĐXX có cơ sở đánh giá chính xác, khách quan các chứng cứ thu thập được;

– Không nên tập trung hỏi thân chủ của mình nhiều. Trước khi mở phiên tòa, Luật sư chỉ nên hướng dẫn cho thân chủ khai báo khi trả lời các câu hỏi của HĐXX, Kiểm sát viên. Chỉ hỏi thân chủ những câu hỏi để họ khẳng định thêm về các tình tiết gỡ tội, các tình tiết giảm nhẹ. Nếu bị cáo nhận tội thì xét hỏi xem bị cáo giải thích thế nào về mâu thuẫn trong lời nhận tội với các chứng cứ khác; hỏi để làm rõ hoàn cảnh phạm tội, động cơ, mục đích phạm tội theo hướng có lợi cho bị cáo.

– Tập trung xét hỏi các bị cáo khác, người bị hại, người làm chứng buộc tội để làm rõ những bất hợp lý, những mâu thuẫn trong chính lời khai của họ hoặc mâu thuẫn trong lời khai của họ với các chứng cứ khác. Thậm chí có những trường hợp sau khi Luật sư đặt câu hỏi mà đương sự lúng túng thì Luật sư không cần người được xét hỏi trả lời. Để nâng cao hiệu quả bào chữa của mình, Luật sư phải triệt để khai thác được những mâu thuẫn, những bất hợp lý, những sai sót hoặc vi phạm tố tụng nghiêm trọng của việc buộc tội, đồng thời khẳng định làm tăng tính thuyết phục các yếu tố gỡ tội, các tình tiết giảm nhẹ;

– Đồng thời với việc xét hỏi, Luật sư cần theo sát diễn biến phiên tòa để giúp đỡ thân chủ của mình về mặt pháp lý trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng; bảo vệ thân chủ của mình khỏi những trường hợp dụ cung, mớm cung, bức cung hoặc những câu hỏi xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự của thân chủ từ phía những người xét hỏi khác v.v…

Để thực hiện được các kỹ năng trên và bảo đảm cho việc xét hỏi của mình có hiệu quả, Luật sư phải tập trung theo dõi và ghi chép toàn bộ diễn biến xét hỏi tại phiên tòa có liên quan đến việc bảo vệ cho thân chủ để một mặt bổ sung cho kế hoạch xét hỏi và có những yêu cầu bảo vệ quyền lợi cho đương sự.

Trong khi theo dõi quá trình xét hỏi, vào bất kỳ thời điểm này Luật sư cũng có thể phản đối các vi phạm thủ tục tố tụng trong xét hỏi của chính HĐXX, KSV hay của Luật sư khác (ví dụ; thành viên HĐXX, KSV dụ cung, mớm cung, nhắc lại hoặc công bố lời khai tại CQĐT trước khi hỏi, đặt các câu hỏi không liên quan đến vụ án xúc phạm nhân phẩm, danh dự của thân chủ…) yêu cầu Chủ tọa phiên tòa ngăn chặn kịp thời các vi phạm pháp luật đó.

Ngoài việc trực tiếp xét hỏi, Luật sư có quyền tham gia vào các hoạt động xét hỏi khác tại phiên tòa theo quy định của BLTTHS. Cụ thể là:

– Tham gia xem xét tại chỗ những vật chứng không thể đưa đến phiên tòa;

– Trình bày những nhận xét của mình về vật chứng không thể đưa đến phiên tòa;

– Tham gia xem xét tại chỗ nơi đã xảy ra tội phạm hoặc những địa điểm khác có liên quan đến vụ án và trình bày nhận xét của mình về việc xem xét những nơi đó;

– Nhận xét và hỏi thêm những vấn đề liên quan về những tài liệu của vụ án, báo cáo cơ quan, tổ chức ngay sau khi những tài liệu, báo cáo đó được công bố tại phiên tòa;

– Nhận xét về kết luận giám định, hỏi về những vấn đề chưa rõ hoặc còn mâu thuẫn về kết luận giám định; yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại nếu thấy có căn cứ theo quy định của BLTTHS v.v…

Trong quá trình xét hỏi, nếu thấy cần phải công bố lời khai của một người tham gia tố tụng nào, một tài liệu nào để có lợi cho thân chủ thì Luật sư đề nghi HĐXX công bố lời khai và tài liệu đó.

Xét hỏi từng người tham gia tố tụng

Luật sư thực hiện việc xét hỏi sau khi các thành viên HĐXX, KSV đã kết thúc phần xét hỏi của mình và được Chủ tọa phiên tòa cho phép. Những người được xét hỏi phải đứng trả lời các câu hỏi của Luật sư; nếu có người không đứng dậy trả lời thì Luật sư đề nghị Chủ tọa phiên tòa yêu cầu họ đứng dậy.

Tại phiên tòa, dù ai hỏi thì cũng đều giúp cho HĐXX ra phán quyết chính xác, khách quan. Vì vậy, dù Luật sư là người hỏi, nhưng đương sự lại là người trả lời cho HĐXX rõ. Vì vậy, trước khi đặt câu hỏi, Luật sư đề nghị đương sự trả lời cho Tòa rõ về câu hỏi của Luật sư. Điều đó thể hiện sự tôn trọng của Luật sư đối với HĐXX và phục vụ nhiệm vụ tố tụng chung là đảm bảo cho TA xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

* Hỏi bị cáo

– Đặt các câu hỏi để bị cáo là thân chủ khẳng định về các tình tiết gỡ tội, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong vụ án. Đặc biệt, Luật sư hỏi bị cáo mà mình bào chữa các tình tiết thuộc nhân thân người phạm tội có giá trị giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị cáo.

– Đặt các câu hỏi để bị cáo giải thích những mâu thuẫn trong lời khai nhận tội hoặc các chứng cứ buộc tội liên quan đến bị cáo là thân chủ. Trong trường hợp cần thiết có thể sau khi đặt câu hỏi, Luật sư đưa ra một số phương án trả lời để bị cáo khẳng định;

– Trong trường hợp bị cáo không khai báo thì tùy theo trường hợp Luật sư tôn trọng ý chí của họ hoặc động viên bị cáo khai báo để hưởng sự khoan hồng của pháp luật;

– Đối với những bị cáo khác trong vụ án đồng phạm nếu có lời khai bất lợi cho thân chủ, Luật sư đặt câu hỏi để vạch rõ những điểm bất hợp lý, những mâu thuẫn trong lời khai của họ để bảo vệ cho thân chủ.

* Hỏi người tham gia tố tụng khác

– Nếu họ đỗ lỗi cho thân chủ của mình thì cần hỏi làm sáng tỏ động cơ của người đó khi khai báo như vậy.

– Hỏi người bị hại, người làm chứng về các tình tiết liên quan đến lời khai buộc tội của họ; đề nghị họ làm sáng tỏ những mâu thuẫn trong khai báo tại CQĐT cũng như tại phiên tòa. Nhiều khi, nếu thấy rằng các lời khai buộc tội đó là không có chính xác, thiếu khách quan thì đặt các câu hỏi thật cụ thể về các tình tiết nhỏ nhất để họ trả lời; tìm ra các mâu thuẫn trong các lời khai đó và yêu cầu họ giải đáp.

Luật sư thực hiện việc xét hỏi không chỉ một lần sau khi HĐXX, KSV đã xét hỏi. Luật sư có thể tiếp tục xét hỏi thêm bị cáo và những người tham gia tố tụng khác, đề nghị xem xét vật chứng, tài liệu… sau khi HĐXX, KSV xét hỏi bổ sung. Bởi vì việc xét hỏi bổ sung của những người này có thể làm xuất hiện các tình tiết gỡ tội, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cần được khẳng định thêm v.v…

Kỹ năng tranh luận của Luật sư

Tranh luận tại phiên tòa là thời điểm mà HĐXX được nghe một cách toàn diện nhất ý kiến của đại diện VKS và những người tham gia tố tụng về việc giải quyết vụ án. Vì vậy, để hoạt động có hiệu quả Luật sư cần nắm vững thủ tục tố tụng trong tranh luận và thực hiện thật hoàn hảo kỹ năng bào chữa, bảo vệ, vận dụng kinh nghiệm làm việc khi cần thiết để tranh luận có chất lượng.

Trình bày lời bào chữa, bảo vệ

Nhiệm vụ của Luật sư là căn cứ vào thực tế vụ án xảy ra và các quy định của pháp luật để trình bày trước tòa án trong phần tranh luận nhằm loại bỏ hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo (Luật sư bào chữa) hoặc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự mà Luật sư được mời bảo vệ.

Tùy từng vụ án mà nội dung lời bào chữa của Luật sư bao gồm một hay nhiều điểm sau đây:

– Bị cáo không thực hiện hành vi phạm tội hoặc hành vi của bị cáo không cấu thành tội phạm;

– Không có tình tiết định khung tăng nặng;

– Có tình tiết định khung giảm nhẹ;

– Không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự;

– Có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự;

– Có cơ sở miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt;

– Các tình tiết thuộc nhân thân bị cáo hoặc tình tiết khác có thể làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị cáo v.v…

Những nội dung trên, có những nội dung loại trừ lẫn nhau. Cho nên khi bào chữa, Luật sư chú ý để lời trình bày của mình không chỉ chặt chẽ về mặt pháp lý mà còn về lôgic hình thức. Ví dụ: Khi Luật sư khẳng định bị cáo không có hành vi phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm, thì lời khẳng định đó đã loại trừ các nội dung bào chữa khác. Tránh trường hợp trong lời bào chữa của mình, Luật sư vừa yêu cầu TA tuyên bị cáo không phạm tội; vừa đề nghị HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.

Để nâng cao tính thuyết phục và hiệu quả bào chữa, trong lời trình bày của mình Luật sư có thể nhất trí với luận tội của KSV về một số nội dung nào đó (nếu chứng cứ đã rõ ràng không thể có cách đáng giá nào khác) và sau đó đưa ra những phân tích, kiến nghị của mình. Điều đó tạo ra ấn tượng rằng Luật sư luôn luôn tôn trọng sự thật khách quan và các quy định của pháp luật trong hoạt động bào chữa.

Khi bào chữa, tùy thuộc vào tính chất của từng vụ án cụ thể mà Luật sư đưa ra những tình tiết có lợi cho bị cáo, thường là những tình tiết giảm nhẹ bổ sung không được VKS xem xét đến. Thực tiễn bào chữa trong những năm qua cho thấy các tình tiết mà Luật sư đưa ra thường tập trung vào những nội dung như: trình độ văn hóa thấp, bị cáo phạm tội do nông nổi, phạm tội lần đầu, có thái độ thành khẩn khai báo, ăn năn hối lỗi… Đây là những tình tiết có ý nghĩa rất lớn khi xem xét và quyết định hình phạt đối với bị cáo. Theo quy định của BLHS thì khi quyết định hình phạt, ngoài tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội… TA còn phải căn cứ vào nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo. Hơn nữa, khi có ít nhất 2 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS, TA có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt… hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Đối với các vụ án đã xác định đúng người, đúng tội thì những tình tiết giảm nhẹ có ý nghĩa quan trọng hàng đầu để bị cáo có thể được giảm nhẹ hình phạt theo quy định của pháp luật. Để phát hiện ra những tình tiết giảm nhẹ ngoài những tình tiết mà VKS đưa ra để đề nghị HĐXX xem xét khi quyết định hình phạt đã là việc không đơn giản, nhưng Luật sư trình bày sao cho thấu tình, đạt lý và được TA chấp nhận lại là việc càng khó khăn hơn. Tại phiên tòa, Luật sư tham gia không phải để bảo vệ bị cáo bằng mọi giá mà phải bảo vệ trên cơ sở pháp luật, bằng những biện pháp mà pháp luật cho phép.

Do vậy, Luật sư thường rất thận trọng khi phân tích và đánh giá chứng cứ chứng minh sự vô tội của bị cáo hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo. Các tài liệu, chứng cứ đưa ra bảo vệ bị cáo phải chính xác và có tính thuyết phục cao, thể hiện bản chất của sự việc tập trung vào những vấn đề có liên quan đến việc bảo vệ trên bảo vệ bị cáo, tạo cho HĐXX và những người tham dự phiên tòa tâm lý thoải mái, nhẹ nhàng.

Khi trình bày lời bào chữa, Luật sư tập trung vào những hành vi theo tội danh mà VKS tuy tố đố với bị cáo mà TA quyết định đưa ra xét xử. Luật sư xác định xem tội danh mà VKS truy tố đối với bị cáo có đúng không; có thể chuyển sang tội danh khác nhẹ hơn hay khung hình phạt nhẹ hơn không; có đủ chứng cứ buộc tội bị cáo tại phiên tòa chưa, nếu chưa đủ thì Luật sư đề nghị làm rõ và nếu không thể làm rõ được thì Luật sư phản bác.

Luật sư khai thác triệt để những chứng cứ, những tình tiết có lợi cho bị cáo như đã tích cực, tự nguyện khắc phục hậu quả, bị cáo thuộc gia đình chính sách… Luận cứ bào chữa của Luật sư tại phiên tòa không chỉ là gỡ tội cho bị cáo mà còn giúp bị cáo cũng như người thân của bị cáo khi tham gia phiên tòa giải tỏa tâm lý căng thẳng, lo lắng.

Khi bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự hay người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, Luật sư cần khai thác những chứng cứ khẳng định hành vi phạm tội của bị cáo; thiệt hại thực tế đã xảy ra (thiệt hại vật chất và tổn thất về tinh thần); mức độ trách nhiệm đối với hậu quả đã xảy ra của thân chủ mà mình bảo vệ; mối quan hệ giữa thân chủ mình bảo vệ với bị cáo và đương sự khác trong vụ án… Từ đó, Luật sư đưa ra những luận điểm bảo vệ có lợi nhất cho thân chủ.

Để thực hiện tốt việc bảo vệ cho bị cáo hoặc các đương sự khác, Luật sư cần

+ Trình bày lời bào chữa, bảo vệ theo dàn ý của đề cương đã chuẩn bị. Có như vậy mới đi đúng trọng tậm làm toát lên các vấn đề cần bảo vệ, tránh được sự dông dài, trình bày tràn lan bỏ sót những điểm quan trọng. Đề cương bào chữa phải được kịp thời sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện ngay trong quá trình xét hỏi và khi VKS luận tội;

+ Không lệ thuộc quá nhiều vào bản đề cương viết sẵn, điều này sẽ làm cho Luật sư mất hết tính chủ động, sáng tạo, tự mình tước bỏ sự cảm hóa, thuyết phục lớn lao của lời nói khi kết hợp nó với biểu lộ của ánh mắt, nét mặt và cử chỉ khác.

Luật sư nên nói chứ không đọc bản luận cứ. Bản luận cứ bảo vệ chỉ dùng để nhìn qua cho khỏi quên. Nên nhìn thẳng vào HĐXX mà biện luận chứ không nên “dán mắt” vào bản luận cứ đã viết sẵn đọc nguyên văn từ đầu đến cuối vì như thế sẽ làm giảm tính thuyết phục của việc bảo vệ. Trong trường hợp xét thấy cần thiết phải đọc bản luận cứ đã chuẩn bị sẵn được sữa chữa, bổ sung tại phiên tòa để bảo đảm sự chính xác của số liệu, sự việc thì Luật sư vẫn phải kết hợp với việc giải thích để HĐXX hiểu rõ từng vấn đề, hết sức tránh đọc nhỏ và nhanh làm cho người nghe không hiểu được vấn đề Luật sư đang trình bày.

+ Phải dồn cả nhiệt huyết của mình vào việc bảo vệ; trình bày câu văn trong sáng, rõ ràng, nói to, dõng dạc để HĐXX có thể nghe rõ. Giọng nói có sự trầm bổng và cần nhấn mạnh vào những vấn đề quan trọng để thu hút sự chú ý và đồng tình của HĐXX;

+ Khi trình bày phải đưa ra các chứng cứ, phân tích đánh giá chứng cứ với lý lẽ, lập luận chặt chẽ; viện dẫn, bình luận nội dung các quy định pháp luật cần áp dụng một cách thuyết phục để bảo vệ quan điểm bào chữa của mình;

+ Trong phần kết luận, cần chốt lại những vấn đề quan trọng nhất đã được phân tích ở trên thành từng điểm cụ thể để đề nghị HĐXX xem xét;

+ Trình bày lời bào chữa với thái độ nghiêm túc, lịch sự, nhẹ nhàng; tôn trọng HĐXX, KSV và những người tham gia tố tụng khác; tuyệt đối tránh những lời lẽ xúc phạm hoặc thiết tôn trọng người khác.

Trước khi dừng lời, cần biểu thị sự tin tưởng vào phán quyết của HĐXX để tranh thủ sự ủng hộ của Hội đồng khi nghị án.

Đối đáp

Theo quy định của BLTTHS, Luật sư có thể đối đáp với KSV hoặc đối đáp với người bị hại (hoặc Luật sư của họ); đối đáp với những người tham gia tố tụng khác (hoặc Luật sư của họ) không hạn chế thời gian và số lần. Tuy nhiên, để tăng tính thuyết phục, lời bào chữa cần ngắn gọn, tập trung, đề cập trực tiếp tới các nội dung bào chữa, không nên vòng vo để Chủ tọa phiên tòa phải nhắc nhở. Do đó, Luật sư cần tận dụng cơ hội này để kịp thời đề nghi HĐXX bác bỏ những ý kiến không có cơ sở chấp nhận.

Khi tham gia đối đáp, Luật sư phải trả lời ngay những vấn đề mình không đồng ý mà không có nhiều thời gian suy nghĩ, chuẩn bị từ trước. Do vậy, muốn đối đáp sắc bén, kịp thời và chính xác, Luật sư phải lắng nghe ý kiến của bên kia, ghi nhanh, đánh dấu những điểm cần phải đáp lại. Tất nhiên khi đánh dấu những điểm trả lời, Luật sư dã suy nghĩ chuẩn bị ngay các lý lẽ sẽ trình bày khi đối đáp. Khi trả lời, Luật sư cần trình bày ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề cần phản bác. Ngoài công việc dùng các chứng cứ mà mình đã chuẩn bị trước hay ghi nhận được trong phần xét hỏi, Luật sư phải triệt để sủ dụng những điểm mâu thuẫn, những vấn đề do bên kia đưa ra nhưng có thể vận dụng để bảo vệ tốt cho bị cáo hay đương sự mà mình bào chữa, bảo vệ. Đảm bảo các yêu cầu này, lời đối đáp của Luật sư sẽ có sức thuyết phục cao khiến HĐXX đồng tình với những quan điểm, lập luận của mình.

Một điều Luật sư cần lưu ý, đó là khi đối đáp không khí tại phiên tòa thường căng thẳng do mâu thuẫn giữa các bên. Trong mọi trường hợp, Luật sư đều phải bình tĩnh, tôn trọng sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa, tôn trọng người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng khác; tránh tình trạng lợi dụng quyền tranh luận để đả kích, xúc phạm hoặc “cãi nhau” tay đôi với người tham gia tranh luận.

Nếu trong quá trình tranh luận, Luật sư phát hiện những vấn đề được nêu ra nhưng chưa xét hỏi hoặc cần phải xem xét thêm chứng cứ thì Luật sư đề nghị HĐXX quay trở lại phần xét hỏi để làm rõ những vướng mắc.

CÔNG TY LUẬT ĐỖ GIA VIỆT ST

Từ khóa: Luật sư khởi tố hình sự,Luật hình sự,Luật sư tư vấn hình sự miễn phí,Tư vấn luật hình sự miễn phí,Tư vấn luật hình sự,Tư vấn luật hình sự online,Luật sư tranh tụng hình sự

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT

Giám đốc - Luật sư:  Đỗ Ngọc Anh
Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Văn phòng luật sư Hải Phòng: Số 102, Lô 14 đường Lê Hồng Phong, Phường Đằng Lâm, Quận Hải An, Hải Phòng.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: luatdogiaviet@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatdogiaviet.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcGiải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn kinh doanh
Bài tiếp theoCó được đơn phương ly hôn khi bị vợ xúc phạm?