Luật sư tranh tụng các vụ án cho doanh nghiệp

0
456

Luật sư tranh tụng các vụ án cho doanh nghiệp. Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, các giao dịch dân sự trong nền kinh tế thị trường, các mối quan hệ dân sự – kinh tế – thương mại – doanh nghiệp ngày càng đa dạng. Do vậy, các loại tranh chấp ngày càng phức tạp về tính chất, việc tham gia của luật sư trong giải quyết tranh chấp càng cần thiết.

Luật sư tư vấn và tham gia giải quyết các vụ việc, vụ án cho doanh nghiệp:

  1. Các tranh chấp về kinh doanh – thương mại:
    Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận, như:
    + Các tranh chấp về Thuê, cho thuê, thuê mua;
    + Các tranh chấp về Xây dựng; Tư vấn, kỹ thuật;
    + Các tranh chấp về Mua bán hàng hoá;
    + Các tranh chấp về Cung ứng dịch vụ;
    + Các tranh chấp về Phân phối và hoạt động phân phối;
    + Các tranh chấp về Đại diện, đại lý; ký gửi hàng hóa…;
    + Các tranh chấp về Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa; Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển;
    + Các tranh chấp về Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác;
    + Các vấn đề liên quan đến Đầu tư, tài chính, ngân hàng; Bảo hiểm;
    + Các tranh chấp liên quan đến Thăm dò, khai thác.
    + Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận;
    + Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty;
    + Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định.
    + Các tranh chấp thu hồi công nợphát sinh trong kinh doanh, thương mại của doanh nghiệp.
  2. Các yêu cầu trong hoạt động Kinh doanh – Thương mại:
    + Yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết các vụ tranh chấp theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại;
    + Yêu cầu công nhận hoặc không công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Toà án nước ngoài;
    + Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định kinh doanh, thương mại của Trọng tài nước ngoài; Các yêu cầu khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định.
  3. Quy trình thực hiện:
    Luật sư tham gia tố tụng trong vụ án kinh doanh thương mại được tiến hành theo các bước như sau:

 Tiếp nhận thông tin và hồ sơ vụ việc (trình báo vi phạm, tài liệu, giấy tờ liên quan…) của nguyên đơn, bị đơn hoặc đại diện hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn.

 Thu thập chứng cứ, tài liệu và các điều kiện chứng minh khác theo quy định pháp luật nhằm hướng dẫn nguyên đơn, bị đơn trong giai đoạn chuẩn bị khởi kiện và phục vụ công tác tham gia tố tụng của luật sư tại cơ quan tiến hành tố tụng, trọng tài thương mại…

 Xác định về điều kiện, thẩm quyền giải quyết, thời gian thực hiện và phân công luật sư tham gia tố tụng và giải quyết tranh chấp.

 Hoàn thiện hồ sơ tham gia tố tụng gửi các cơ quan tiến hành tố tụng và triển khai nghiên cứu hồ sơ vụ án.

 Luật sư tham gia tố tụng tại cơ quan tiến hành tố tụng.

Luật sư tranh tụng các vụ án Kinh doanh, Thương mại

  1. Luật sư tranh tụng các vụ án Kinh doanh, Thương mại.

– Tại Điều 2 Luật Trọng tài thương mại 2010 qui định như sau:
Điều 2. Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài

  1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
  2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
  3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.”

– Tại Điều 30 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 qui định như sau:
Điều 30. Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

  1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
  2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
  3. Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.
  4. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
  5. Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.”
  6. Các giai đoạn luật sư tham gia trong vụ án Kinh doanh, Thương mại.
  7. Giai đoạn tiền tố tụng
    – Xác định quan hệ phát sinh tranh chấp;
    – Xác định đối tượng, phạm vi khởi kiện;
    – Xác định chủ thể liên quan vụ việc;
    – Thu thập chứng cứ, xác định căn cứ thủ tục tố tụng;
    – Tổ chức hoà giải, thương lượng giữa các bên;
    – Lập phương án khả thi giải quyết vụ việc của thân chủ
    – Soạn thảo, hoàn thiện Hồ sơ khởi kiện;
    – Nộp Hồ sơ khởi kiện.
  8. Giai đoạn xét xử
    – Cung cấp chứng cứ và hoàn thiện Hồ sơ vụ án;
    – Soạn thảo đơn, Văn bản cần thiết liên quan tới nội dung tranh chấp;
    – Thương lượng, hoà giải trước và trong giai đoạn tố tụng (đối với vụ án Dân sự, Kinh tế, Hôn nhân gia đình …)
    – Soạn thảo, gửi Văn bản ý kiến bào chữa, bảo vệ thân chủ;
    – Tranh tụng bảo vệ quyền lợi của thân chủ tại phiên Tòa sơ thẩm, phúc thẩm;
    – Xác định căn cứ khiếu nại, kháng cáo đối với Bản án sơ thẩm, Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
    – Soạn thảo Đơn khiếu nại, Đơn kháng cáo;
    – Chuẩn bị Hồ sơ và các tài liệu cần thiết cho các giai đoạn Phúc thẩm, Giám đốc thẩm.
    – Nộp đơn yêu cầu thi hành án, hoãn thi hành án …
  9. Giai đoạn thi hành án Kinh doanh, Thương mại.
    – Tư vấn quy trình thực hiện thi hành án;
    – Tư vấn xác minh điều kiện thi hành án;
    – Tư vấn phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ;
    – Tư vấn tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự.
  Luật sư bào chữa tranh chấp chia tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn

Luật sư đại diện tranh tụng các vụ án kinh tế
Chúng tôi cung cấp dịch vụ cho khách hàng từ các hoạt động nào của doanh nghiệp, từ sản xuất, kinh doanh, tài chính ngân hàng, bất động sản, xây dựng, lao động, lĩnh vực y dược và chăm sóc sức khỏe…

Dịch vụ giải quyết tranh chấp về hợp đồng dân sự, kinh tế, thương mại:
– Tư vấn pháp luật;
– Đàm phán, thương lượng, ;
– Đại diện/ bảo vệ quyền lợi của khách hàng tại tòa/trọng tài thương mại.
– Tham gia thi hành án.

Luật sư giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại

Luật sư giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại. Việc giải quyết tranh chấp thương mại ổn thỏa sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, làm cho hoạt động kinh doanh, đầu tư có hiệu quả.

Kể từ khi nước ta gia nhập WTO và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP quan hệ kinh doanh ngày càng phát triển, không ít các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ quan tâm đến việc sản xuất gì, mua bán gì, đầu tư cái gì, lợi nhuận, mà ít chú trọng đến các quy định pháp luật, tập quán thương mại, nên tranh chấp là điều khó tránh khỏi.

Đây cũng chính là dịch vụ quan trọng đã và đang được các luật sư Công ty luật Ngọc Anh cung cấp cho nhiều doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam

Tranh chấp trong kinh doanh còn được gọi là ‘Tranh chấp kinh doanh’, ‘Tranh chấp thương mại’, mà trước đây thường gọi là ‘Tranh chấp kinh tế’ được hiểu theo cách đơn giản là những bất đồng giữa các chủ thể phát sinh khi thực hiện nghĩa vụ của mình trong quá trình hoạt động kinh doanh.

  1. Phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, giải quyết tranh chấp thương mại:

Vấn đề lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp thương mại cần được các bên cân nhắc, lựa chọn căn cứ mục tiêu đề ra, tính chất của tranh chấp, mối quan hệ làm ăn giữa các bên, thời gian và chi phí giải quyết tranh chấp…

  Thuê luật sư bào chữa hình sự ở Hà Nội

Khi giải quyết tranh chấp, các bên cần nắm được ưu điểm, nhược điểm của từng phương thức để lựa chọn phù hợp.

Theo pháp luật hiện hành có các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại như sau: Thương lượng – hòa giải – trọng tài -/- tòa án.

  1. Giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng và hòa giải:

Thương lượng: Là phương thức được các bên tranh chấp lựa chọn trước tiên, thương lượng được khuyến khích áp dụng để giải quyết tranh chấp thương mại trên tinh thần tôn trọng quyền thỏa thuận của các bên.

Hòa giải: Là phương thức giải quyết tranh chấp với sự hỗ trợ của bên thứ ba, hòa giải phụ thuộc vào thiện chí của các bên tranh chấp và uy tín, kinh nghiệm, kỹ năng của trung gian hòa giải. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng của việc hòa giải giải quyết tranh chấp phụ thuộc các bên tranh chấp.

Ưu điểm của hòa giải: Thủ tục hòa giải được tiến hành nhanh gọn, chi phí thấp, các bên có quyền tự định đoạt, lựa chọn bất kỳ người nào làm trung gian hòa giải cũng như địa điểm tiến hành hòa giải. Hòa giải không bị gò bó bởi thời gian như trong thủ tục tố tụng. Do có tính thân thiện nhằm tiếp tục giữ gìn mối quan hệ kinh doanh của cả hai bên, nên hòa giải không dẫn đến tình trạng đối đầu, thắng thua như quá trình kiện tụng tại tòa án, trọng tài.

Nhược điểm: Việc hòa giải phụ thuộc vào sự ý chí của các bên, ít được sử dụng nếu các bên không có sự tin tưởng với nhau. Bên hòa giải không có quyền đưa ra một quyết định ràng buộc hay áp đặt bất cứ vấn đề gì đối với các bên tranh chấp và thỏa thuận hòa giải không có tính bắt buộc thi hành như phán quyết của trọng tài hay của tòa án.

  1. Giải quyết tranh chấp thương mại thông qua Trọng tài:

Trọng tài là một hình thức giải quyết tranh chấp không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường và ngày càng được các nhà kinh doanh ưa chuộng, với tư cách là bên thứ ba độc lập giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nhằm đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc các bên phải thi hành.

Ưu điểm của giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài: Tính linh hoạt, quyền chủ động của các bên, nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian có thể rút ngắn thủ tục tố tụng trọng tài và đảm bảo bí mật, không bị giới hạn về mặt lãnh thổ. Sau khi trọng tài đưa ra phán quyết thì các bên không có quyền kháng cáo trước bất kỳ một tổ chức hay tòa án nào.

Nhược điểm giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài: Chi phí tương đối cao, vụ việc giải quyết càng kéo dài. Việc thi hành quyết định trọng tài không được thuận lợi như việc thi hành bản án, quyết định của tòa án.

  1. Giải quyết tranh chấp thương mại thông qua Tòa án:

Ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp thương mại thông qua tòa án: Tòa án là cơ quan xét xử của Nhà nước nên phán quyết của nó có tính cưỡng chế cao. Trường hợp các bên không chấp hành phán quyết của tòa án thì sẽ bị cưỡng chế. Bởi vậy, quyền lợi của bên thắng kiện sẽ được đảm bảo, nếu bên thua kiện có tài sản để thi hành án.

Nhược điểm: Thủ tục tại tòa án thiếu linh hoạt do phải tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp luật. Ngoài ra, nguyên tắc xét xử công khai, dù được xem là tiến bộ, mang tính răn đe nhưng đôi khi có thể làm cho những bí mật kinh doanh bị tiết lộ.

  1. Lựa chọn tòa án hay trọng tài để giải quyết tranh chấp thương mại?

Sau khi được luật sư Công ty luật Ngọc Anh tư vấn, không ít các doanh nghiệp đã lựa chọn Trọng tài để giải quyết tranh chấp vì có nhiều ưu điểm hơn so với việc đưa nhau ra Toà. Theo quy tắc tố tụng trọng tài, các bên có quyền chủ động lựa chọn cơ quan tài phán ngay cả trước và sau khi tranh chấp phát sinh, không bị ràng buộc bởi nơi phát sinh tranh chấp hay nơi các bên có trụ sở chính như quy định đối với việc giải quyết các tranh chấp tại Toà án. Ngoài ưu điểm là đơn giản, nhanh gọn hơn, phán quyết của Trọng tài có hiệu lực ngay và đảm bảo được uy tín, bí mật kinh doanh của các bên tranh chấp.

Trong khi đó, nếu giải quyết thông qua Toà án, các bên có thể phải qua nhiều cấp xét xử, từ cấp sơ thẩm đến cấp chung thẩm… Có vụ việc kéo dài hàng năm trời và nhiều bất lợi khác!

Dù doanh nghiệp lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp nào, trong bất kỳ giai đoạn nào tiền tố tụng hay tố tụng, nếu xét thấy có thể đàm phán với bên kia thì luật sư Công ty luật Ngọc Anh luôn luôn luôn tận dụng cơ hội thương lượng để giải quyết tranh chấp, nhằm tiết kiệm thời gian, tiền bạc cho khách hàng, đồng thời giữ mối quan hệ làm ăn vốn có của các bên.

  1. Nội dung tư vấn giải quyết tranh chấp thương mại tại Công ty luật
  2. Trình tự giải quyết tranh chấp thương mại
    – Luật sư tiếp nhận và xử lý hồ sơ, thông tin về vụ việc, rà soát hệ thống văn bản pháp luật để đưa ra phương án giải quyết tranh chấp
    – Thống nhất với khách hàng về phương án giải quyết tranh chấp và lên kế hoạch phối hợp thực hiện
    – Tiếp xúc với các bên liên quan để đàm phán, thuyết phục nhằm giải quyết các tranh chấp bằng thương lượng, hòa giải
    – Ưu tiên giải quyết tranh chấp thông quan hòa giải
    – Tư vấn và đại diện cho khách hàng tham dự các buổi làm việc giữa các bên tranh chấp
    – Trường hợp thương lượng không thành, luật sư chuẩn bị các phương án khởi kiện, tư vấn cho khách hàng lựa chọn cơ quan tài phán (trường hợp khách hàng là nguyên đơn) hoặc theo kiện (trường hợp khách hàng là bị đơn)
    – Tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong quá trình thi hành án và các vấn đề khác có liên quan.
  3. Các vụ việc giải quyết tranh chấp thương mại luật sư:

– Giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận như:
+ Giải quyết tranh chấp thương mại về mua bán hàng hoá, đòi nợ xấu
+ Giải quyết tranh chấp thương mại về cung ứng dịch vụ
+ Giải quyết tranh chấp thương mại về phân phối hàng hóa, dịch vụ
+ Giải quyết tranh chấp thương mại về đại diện và đại lý
+ Giải quyết tranh chấp thương mại về ký gửi
+ Giải quyết tranh chấp thương mại về thuê, cho thuê, thuê mua
+ Giải quyết tranh chấp thương mại về xây dựng
+ Giải quyết tranh chấp thương mại về vận chuyển hàng hóa, hành khách
+ Giải quyết tranh chấp thương mại về đầu tư…

– Giải quyết tranh chấp thương mại về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận
– Giải quyết các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định
– Yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết các vụ tranh chấp theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại
– Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Tòa án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam
– Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định kinh doanh, thương mại của Trọng tài nước ngoài
– Các yêu cầu khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật quy định

 

 

 

 

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT

Giám đốc - Luật sư:  Đỗ Ngọc Anh Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Tổ 14 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: luatsudongocanh@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatsungocanh.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcLuật sư bào chữa giỏi vụ án giết người tại Hà Nội
Bài tiếp theoLuật sư tranh tụng vụ án dân sự