Quy trình thành lập công ty

0
337

Ngày nay, nhiều doanh nhân khởi nghiệp từ khi còn rất trẻ, số lượng công ty/doanh nghiệp được thành lập tăng đáng kể. Bước vào giới kinh doanh mục tiêu chính luôn là tìm kiếm lợi nhuận. Bạn đã định hướng gì về loại hình công ty phù hợp, tiềm năng? Muốn thành lập công ty cần có điều kiện gì và quy trình ra sao? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật Đỗ Gia Việt, giúp giải đáp phần nào những thắc mắc của quý khách hàng.

1. Lựa chọn loại hình công ty

Theo quy định pháp luật hiện nay thì công ty tồn tại 3 loại hình là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh (Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020). Các nhà đầu tư cần phải cân nhắc lựa chọn loại hình công ty phù hợp với điều kiện, nguồn vốn của mình.

  • Công ty TNHH bao gồm công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên. Là loại hình công ty có tư cách pháp nhân, có tài sản độc lập. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Giới hạn thành viên góp vốn dưới 50 người.
  • Công ty cổ phần: Thành viên công ty là các cổ đông cùng góp vốn số lượng tối thiểu là 3 cổ đông và không có giới hạn người thành viên. Trách nhiệm tài sản là hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi ro không cao. Là loại hình phù hợp những ngành nghề đòi hỏi vốn lớn, dễ huy động nguồn vốn từ nhiều nguồn như mở rộng đầu tư kêu gọi thêm vốn góp, phát hành cổ phiếu.
  • Công ty hợp danh: là doanh nghiệp có ít nhất 2 người cùng sở hữu chung, cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn với tài sản công ty. Công ty hợp danh cho phép các thành viên khác góp vốn và chỉ chịu trách nhiệm tài sản trong phạm vi vốn đã góp.

2. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ

Sau khi cân nhắc ưu nhược điểm từng loại hình công ty và đưa ra lựa chọn công ty thành lập thì bước tiếp theo chuẩn bị đầu đủ giấy tờ hồ sơ theo điều kiện thành lập của công ty. Xác nhận tên công ty (không đặt trùng tên công ty khác), trụ sở sẽ đặt công ty, số vốn góp thông kê cụ thể đã nộp đủ hay còn thiếu ntn? Xác định chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty do giám đốc hay tổng giám đốc. Từ đó ghi nhận vào giấy đề nghị đăng ký thành lập và dự thảo điều lệ.

Một số giấy tờ lưu ý như: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (Nghị định 01/2021 Về Đăng ký doanh nghiệp); Bản sao CMND/CCCD hoặc Hộ chiếu của tất cả thành viên góp vốn/cổ đông sáng lập; Dự thảo Điều lệ công ty phù hợp với loại hình dự định thành lập;…

Hồ sơ thành lập công ty sẽ được nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh nơi đặt trụ sở chính của công ty. Sau 03 – 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ của bạn hợp lệ sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Thủ tục làm con dấu pháp nhân

Cần mang một bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến cơ sở có chức năng khắc dấu để thực hiện việc làm con dấu pháp nhân cho công ty. Con dấu sẽ được chuyển đến cơ quan công an tỉnh/thành phố để kiêm tra và trả cho công ty. Khi đến cơ quan công an nhận con dấu đại diện doanh nghiệp (người được ủy quyền) cần mang theo giấy đăng ký doanh nghiệp (bản gốc) và CMND để xác nhận.

4. Hoàn tất thủ tục sau khi đăng ký thành lập

Theo quy định pháp luật hiện hành sau khi có giấy phép kinh doanh thì công ty phải thực hiện thủ tục trước khi bắt đầu vận hành. Đầu tiên là đăng bố cáo về thành lập công ty (ngành nghề kinh doanh, danh sách thành viên…). Tiến hành đăng ký khai thuế ban đầu và đăng ký kê khai thuế qua mạng điện tử thông qua dịch vụ chữ ký số. Nộp tờ khai thuế môn bài và nộp lệ phí môn bài (Mẫu số 01/MBAI của Nghị định 139/2016/NĐ-CP). Làm thủ tục mua, đặt in hóa đơn của công ty (thông tư 39/2014/TT-BTC hóa đơn chứng từ).

Lưu ý: Hồ sơ Đăng ký thành lập doanh nghiệp nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh. Mức thu: 100.000 đồng/ lần. Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp nộp thông qua ứng dụng Đăng ký doanh nghiệp qua mạng trên Cổng thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp. Mức thu: Miễn phí

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT

Giám đốc - Luật sư:  Đỗ Ngọc Anh
Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Văn phòng luật sư Hải Phòng: Số 102, Lô 14 đường Lê Hồng Phong, Phường Đằng Lâm, Quận Hải An, Hải Phòng.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: luatdogiaviet@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatdogiaviet.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcMua bán doanh nghiệp là gì? Quy định thế nào?
Bài tiếp theoHợp đồng không đóng dấu, không giáp lai có hiệu lực không?