Bán doanh nghiệp hay làm giải thể công ty khi không còn hoạt động?

0
637
Doanh nghiệp khi không còn hoạt động thì việc giải thể (giải thể theo quyết định của chủ doanh nghiệp) hay bán lại là việc các chủ doanh nghiệp đang băn khoăn, liệu cái nào nhanh hơn mà lại tốt hơn? Dưới đây là một số phân tích để bạn có lựa chọn tốt nhất

1. Về việc giải thể doanh nghiệp

Giải thể doanh nghiệp được hiểu đơn giản là chấm dứt sự hoạt động, tồn tại của doanh nghiệp theo ý chí của doanh nghiệp hoặc cơ quan có thẩm quyền
– Thời gian: là 180 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải thể
– Thủ tục giải thể cũng khá phức tạp, nếu doanh nghiệp muốn giải thể thì cần đáp ứng các điều kiện sau:
+ Thanh toán tất cả các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
+ Không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại tòa án hoặc cơ quan trọng tài
– Theo khía cạnh về kinh tế thì việc giải thể doanh nghiệp không mất phí nhưng bạn cũng không được gì trong việc này và nếu bạn không thể tự làm thủ tục được thì chắc chắn bạn phải ủy quyền cho bên thứ 3 có chuyên môn giải quyết và việc ủy quyền này đồng nghĩa với mất phí.

2. Về bán doanh nghiệp, công ty

Mua bán doanh nghiệp hiểu nôm na là hoạt động chuyển nhượng quyền sở hữu thông qua sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó.
– Thời gian chuyển nhượng: thường là nhanh chóng (Thời gian này sẽ không áp vào một khung thời gian cố định mà tùy vào nhu cầu của khách hàng, tình trạng công ty,…)
– Doanh nghiệp sau khi đã được định giá thì sẽ bán được với số tiền tương ứng. Thủ tục chuyển nhượng doanh nghiệp cũng không qua phức tạp và sẽ do bên chuyển nhượng làm hoặc bên nhận chuyển nhượng làm hoặc 1 bên thứ 3. Khoản chi phí làm thủ tục này sẽ được các bên thỏa thuận và đưa ra mức giá cụ thể
– Sau khi hoàn thành chuyển nhượng chủ doanh nghiệp đã chuyển nhương sẽ không phải chịu trách nhiệm pháp lý về những việc sau đó mà doanh nghiệp hoạt động
=> Như vậy việc bán doanh nghiệp có lẽ sẽ là phương án tốt hơn cho bạn vì thủ tục không quá rườm rà, mà bạn lại có thêm một khoản phí sang tay nhất định. Điều này vừa tốt cho bạn lại vừa tốt cho người sở hữu sau khi có nhu cầu về năm thành lập, các giấy tờ chuyên môn (nếu có),…

Vì một số lý do khách quan và chủ quan mà bạn không muốn tiếp tục kinh doanh nữa. Trong tình trạng đó bạn luôn băn khoăn rằng liệu mình có nên bán công ty hay làm thủ tục giải thể? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời cho mình.

1.   Giải thể doanh nghiệp.

Giải thể doanh nghiệp là doanh nghiệp “khai tử”, chấm dứt tồn tại của doanh nghiệp trên thị trường

Căn cứ Điều 59 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định:

“1. Trước khi thực hiện thủ tục đăng ký giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp phải làm thủ tục chấm dứt hoạt động các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.”

Như vậy nếu công ty của bạn muốn giải thể thì bắt buộc phải chấm dứt tất cả hoạt động của các chi nhánh, văn phòng đại diện hay địa điểm kinh doanh khác nếu có.

Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 202 Luật doanh nghiệp năm 2014, Điều 59 Nghị định 78/2015/NĐ-CP như sau:

– Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp. Quyết định giải thể doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

+ Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;

+ Lý do giải thể;

+ Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 06 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể;

+ Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;

+ Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

– Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua quyết định giải thể, doanh nghiệp gửi thông báo về việc giải thể đến Phòng Đăng kýkinh doanh. Kèm theo thông báo phải có quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có); Con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu (nếu có); Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Sau khi nhận được hồ sơ giải thể của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin về việc doanh nghiệp đăng ký giải thể cho cơ quan thuế. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin của Phòng Đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế gửi ý kiến về việc giải thể của doanh nghiệp đến Phòng đăng ký kinh doanh.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Phòng Đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng giải thể nếu không nhận được ý kiến từ chối của cơ quan thuế, đồng thời ra Thông báo về việc giải thể của doanh nghiệp.

– Đối với doanh nghiệp sử dụng con dấu do cơ quan công an cấp, doanh nghiệp có trách nhiệm trả con dấu, Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu cho cơ quan công an để được cấp giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu. Trong trường hợp này, con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu trong hồ sơ giải thể doanh nghiệp quy định tại điểm c) Khoản 1 Điều 204 Luật doanh nghiệp 2014 được thay thế bằng giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu.

Theo đó, trình tự thực hiện thủ tục giải thể được thực hiện như sau:

Bước 1: Thông qua quyết định giải thể công ty

Để có thể tiến hành giải thể doanh nghiệp trước hết doanh nghiệp cần tổ chức họp để thông qua quyết định giải thể. Theo đó, việc giải thể phải được thông qua bởi chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, bởi Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, bởi Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và bởi các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.

Quyết định này thể hiện sự nhất trí của các thành viên về các vấn đề liên quan đến lý do giải thể; thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ; phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động và việc thành lập tổ thanh lý tài sản.

Bước 2: Thông báo công khai quyết định giải thể

Sau khi quyết định giải thể được thông qua, doanh nghiệp phải thông báo cho những người có quyền và lợi ích liên quan đến hoạt động giải thể doanh nghiệp biết về quyết định giải thể. Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo quyết định giải thể phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.

Bước 3: Thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ của công ty

Khoản 2 và Khoản 5 Điều 202 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về người tổ chức thanh lý tài sản và thứ tự thanh toán nợ. Theo đó, chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.

Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau:

(1) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

(2) Nợ thuế;

(3) Các khoản nợ khác.

Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại thuộc về chủ thể doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty.

Theo Điểm c Khoản 1 Điều 202 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì thời hạn thanh lý hợp đồng không được vượt quá 06 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể.

Một số ý kiến cho rằng, thời gian này chỉ phù hợp với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, không có mối quan hệ giao dịch phức tạp, tài sản có tính thanh khoản cao. Với những doanh nghiệp có quy mô lớn hoặc có nhiều tài sản (như bất động sản), cần thời gian dài để thanh lý và trả nợ thì thời gian này có thể sẽ không đủ để giải quyết hết các hợp đồng và thanh toán công nợ.

Việc thanh toán các khoản nợ là rất phức tạp vì cần phải quy định một trình tự phù hợp nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của những người liên quan.

Bước 4: Nộp hồ sơ giải thể

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 203 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp. Hồ sơ giải thể doanh nghiệp cũng được quy định cụ thể tại Điều 204 Luật này.

Bước 5: Cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Khoản 8 Điều 202 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định việc giải thể doanh nghiệp thực hiện theo hai phương thức:

– Trường hợp giải thể theo hồ sơ, Điều 59 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP quy định sau khi nhận được hồ sơ giải thể của doanh nghiệp, cơ quan đăng ký kinh doanh gửi thông tin về việc doanh nghiệp đăng ký giải thể cho cơ quan thuế. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin của cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế gửi ý kiến về việc giải thể của doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

– Trường hợp giải thể tự động, sau thời hạn 180 ngày, kể từ ngày thông báo tình trạng giải thể doanh nghiệp mà không nhận phản đối của bên có liên quan bằng văn bản, cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi cơ quan thuế sẽ phải khẩn trương thực hiện thủ tục quyết toán thuế cho doanh nghiệp.Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp năm 2014 cũng bổ sung quy định về giải thể doanh nghiệp trong trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc theo quyết định của Tòa án.

Thành phần hồ sơ, bao gồm:

– Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp;

– Biên bản họp và Quyết định của Đại hội cổ đông về việc giải thể doanh nghiệp;

– Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán các khoản nợ về thuế và nợ bảo hiểm xã hội;

– Danh sách người lao động hiện có và quyền lợi người lao động đã được giải quyết;

– Xác nhận của Ngân hàng nơi Công ty mở tài khoản về việc doanh nghiệp đã tất toán tài khoản (trường hợp chưa mở tài khoản tại Ngân hàng, thì có văn cam kết chưa mở tài khoản và không nợ tại bất kỳ Ngân hàng, tổ chức cá nhân nào).

– Giấy tờ chứng minh doanh nghiệp đã đăng bố cáo giải thể theo quy định.

– Thông báo của Cơ quan Thuế về việc đóng mã số thuế; (trường hợp chưa đăng ký thuế thì phải có văn bản xác nhận của Cơ quan Thuế).

– Giấy chứng nhận của Cơ quan công an về việc doanh nghiệp đã nộp, huỷ con dấu theo quy định (trường hợp chưa khắc con dấu thì phải có văn bản xác nhận của Cơ quan Công an);

– Bản gốc Giấy chứng nhận ĐKKD/ĐKDN (đối với doanh nghiệp thành lập trước ngày 01/01/2000 phải nộp thêm Giấy phép thành lập doanh nghiệp);

– Báo cáo về việc thực hiện thủ tục giải thể, trong đó có cam kết đã thanh toán hết các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, giải quyết các quyền lợi hợp pháp của người lao động.

– Trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh, VPĐD thì phải nộp kèm theo hồ sơ giải thể (chấm dứt hoạt động) của chi nhánh, VPĐD.

Từ tất cả những phân tích trên cho thấy để giải thể được doanh nghiệp phải trải qua rất nhiều thủ tục, phức tạp khác nhau. Bên cạnh đó còn tồn rất nhiều thời gian và có thể mất một khoản chi phí nếu bạn thuê bên thứ 3 giúp bạn giải quyết.

2. Bán công ty

Chính vì lẽ đó hiện nay lựa chọn tối ưu nhất đó là bán lại công ty cho người khác đang có nhu cầu kinh doanh. Bạn không phải lo lắng các thủ tục pháp lý rườm rà mà còn thu về cho mình một khoản tiền từ việc chuyển nhượng.

Sàn mua bán chúng tôi là nơi để kết nối những người như bạn đến với những người thực sự có nhu cầu kinh doanh. Nếu còn bất cứ băn khoăn gì liên hệ ngay để được tư vấn nhé!

 

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT

Giám đốc - Luật sư:  Đỗ Ngọc Anh
Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Văn phòng luật sư Hải Phòng: Số 102, Lô 14 đường Lê Hồng Phong, Phường Đằng Lâm, Quận Hải An, Hải Phòng.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: luatdogiaviet@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatdogiaviet.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcThủ tục mua bán doanh nghiệp
Bài tiếp theoHướng dẫn tuyên bố phá sản