CÔNG CHỨNG VĂN BẢN THỎA THUẬN PHÂN CHIA DI SẢN.
Mức độ | Bổ trợ tư pháp – Sở Tư pháp |
Lĩnh vực | Bổ trợ tư pháp – Sở Tư pháp |
Tên thủ tục | Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản. |
Cơ quan có thẩm quyền quyết định | Tổ chức hành nghề công chứng |
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC | Phòng công chứng số 1 tỉnh Hà Giang |
Đối tượng thực hiện TTHC | Cá nhân, tổ chức |
Cách thức thực hiện | Trực tiếp nộp hồ sơ tại tổ chức hành nghề công chứng. |
Thời hạn giải quyết |
– Thời hạn công chứng được xác định kể từ ngày tổ chức hành nghề công chứng nhận đủ hồ sơ yêu cầu công chứng đến ngày trả kết quả công chứng. Thời gian xác minh, giám định không tính vào thời hạn công chứng.
– Thời hạn công chứng không quá hai ngày làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch yêu cầu công chứng phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá mười ngày làm việc. |
Kết quả thực hiện TTHC |
Văn bản công chứng
|
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | – Mẫu số 23.doc |
Nội dung |
a, Trình tự thực hiện :
– Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì họ có quyền yêu cầu công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản.
– Trong văn bản thoả thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần quyền hưởng di sản của mình cho người thừa kế khác.
– Trong trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sử hữu thì người yêu cầu công chứng phải xuất trình giấy tờ để chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.
– Trong trường hợp thừa kế theo pháp luật, người yêu cầu công chứng còn phải xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế.
– Trong trường hợp thừa kế theo di chúc, người yêu cầu công chứng còn phải xuất trình di chúc.
– Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh.
– Văn bản thoả thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.
– Khi nộp bản sao thì người yêu cầu công chứng phải xuất trình bản chính để đối chiếu;
– Nộp phí, đóng dấu.
– Trả kết quả cho người yêu cầu công chứng.
b, Cách thức thực hiện: Trực tiếp nộp hồ sơ tại tổ chức hành nghề công chứng.
c, Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
– Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch; (Mẫu số 01/PYC);
– Dự thảo văn bản thoả thuận phân chia di sản (Trường hợp tự soạn thảo sẵn);
– Bản sao giấy tờ tuỳ thân;
– Bản sao quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng. Trong trrường hợp di chúc liên quan đến tài sản đó;
– Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế;
– Trong trường hợp thừa kế theo di chúc, người yêu cầu công chứng còn phải xuất trình di chúc;
– Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.
* Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
d, Thời hạn giải quyết:
– Thời hạn công chứng được xác định kể từ ngày tổ chức hành nghề công chứng nhận đủ hồ sơ yêu cầu công chứng đến ngày trả kết quả công chứng. Thời gian xác minh, giám định không tính vào thời hạn công chứng.
– Thời hạn công chứng không quá hai ngày làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch yêu cầu công chứng phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá mười ngày làm việc.
đ, Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính :Cá nhân, tổ chức.
e, Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính :
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Tổ chức hành nghề công chứng.
– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
– Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính : Phòng công chứng số 1 tỉnh Hà Giang.
– Cơ quan phối hợp (nếu có):
g, Kết quả thực hiện thủ tục hành chính : Văn bản công chứng.
h, Lệ phí (nếu có) : Thu theo Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT–BTC– BTP ngày 19/01/2012 của Bộ Tài chính – Bộ Tư pháp hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí công chứng. Có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2012.
* Mức thu phí công chứng hợp đồng, giao dịch được xác định theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch:
– Công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản (tính trên giá trị di sản);
(Mức thu: đồng/trường hợp).
+ Dưới 50 triệu đồng mức thu phí là: 50 nghìn đồng.
+ Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng mức thu phí là: 100 nghìn đồng.
+ Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng mức thu phí là: 0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch
+ Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng mức thu phí là: 01 triệu đồng. + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng.
+ Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng mức thu phí là: 2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng.
+ Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng mức thu phí là: 3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng.
+ Trên 10 tỷ đồng mức thu phí là: 5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng (mức thu tối đa không quá 10 triệu đồng/trường hợp).
i, Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đính kèm) :
– Phiếu yêu cầu công chứng (mẫu số 01/PYC)Thông tư Liên tịch số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13 tháng 6 năm 2006 của Bộ Tư pháp – Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất.
k, Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
l, Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật công chứng số 82/2006/QH 11 ngày 29/11/2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007.
– Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006.
– Luật đất đai số 13/2003/QH 11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2004.
– Luật nhà ở số 56/2005/QH11 ngày 29/11/2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006.
– Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.
– Thông tư Liên tịch số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 của Bộ Tư pháp – Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất.
– Luật hôn nhân và gia đình số 22/2000/QH10 ngày 09/6/2000, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2001.
– Nghị định số 02/2008/NĐ-CP ngày 04/01/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng.
– Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
– Thông tư số 11/2011/TT–BTP ngày 27/6/2011của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số nội dung về công chứng viên, tổ chức và hoạt động công chứng, quản lý nhà nước về công chứng.
– Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 19/01/2012 của Bộ Tài chính – Bộ Tư pháp hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí công chứng. Có hiệu lực thi hành từ ngày 15/3/2012. |
ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT
Giám đốc - Luật sư: Đỗ Ngọc Anh Công ty luật chuyên:Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy: Tổ 14 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: luatsudongocanh@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatsungocanh.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino