Nếu chia di sản theo pháp luật thì tứ thân phụ mẫu có được hưởng thừa kế hay không?

0
310

Chào anh chị, cho em hỏi ba em vừa mất do bệnh ung thư giai đoạn cuối, trước khi mất ba không kịp để lại di chúc. Hiện nay em còn ông bà nội, ông bà ngoại, và mẹ của em. Anh chị cho em hỏi nếu chia thừa kế theo pháp luật thì ông bà nội, ông bà ngoại của em (tức là tứ thân phụ mẫu của ba em) có được hưởng di sản do ba em để lại hay không?

Tứ thân phụ mẫu có được hưởng thừa kế hay không nếu chia di sản theo pháp luật?

Tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Căn cứ theo quy định hiện hành, trong trường hợp người mất vẫn còn ba mẹ ruột, ba mẹ vợ (tứ thân phụ mẫu) thì chỉ có ba mẹ của ba bạn mới được chia di sản thừa kế theo pháp luật.

Trong trường hợp con chết trước cha mẹ thì khi cha mẹ chết, phần di sản đó có được chuyển sang cho người cháu?

Tại Điều 652 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về người thừa kế thế vị như sau:

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Theo đó, nếu di sản thừa kế được chia theo pháp luật, trong trường hợp con chết trước cha mẹ thì khi cha mẹ chết, phần di sản đó có được chuyển sang cho người cháu (con của người con).

Di sản dùng vào việc thờ cúng được quy định như thế nào?

Tại Điều 645 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng như sau:

1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.

Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

2. Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.

Theo đó, di sản dùng vào việc thờ cúng sẽ được thực hiện theo quy định trên.

Người phân chia di sản được quy định như thế nào?

Tại Điều 657 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về người phân chia di sản như sau:

1. Người phân chia di sản có thể đồng thời là người quản lý di sản được chỉ định trong di chúc hoặc được những người thừa kế thỏa thuận cử ra.

2. Người phân chia di sản phải chia di sản theo đúng di chúc hoặc đúng thỏa thuận của những người thừa kế theo pháp luật.

3. Người phân chia di sản được hưởng thù lao, nếu người để lại di sản cho phép trong di chúc hoặc những người thừa kế có thỏa thuận.

Như vậy, người phân chia di sản được thực hiện theo quy định trên.

Trân trọng!

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT

Giám đốc - Luật sư:  Đỗ Ngọc Anh
Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Văn phòng luật sư Hải Phòng: Số 102, Lô 14 đường Lê Hồng Phong, Phường Đằng Lâm, Quận Hải An, Hải Phòng.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: luatdogiaviet@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatdogiaviet.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcThứ tự ưu tiên thanh toán khi chia di sản thừa kế như thế nào?
Bài tiếp theoTrong giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục sơ thẩm, việc kiểm sát về pháp luật tố tụng như thế nào?