Thuế Thu nhập doanh nghiệp là khoản thuế phải nộp hàng năm của doanh nghiệp, căn cứ trên thu nhập chịu thuế phát sinh trong kỳ. ES-GLOCAL xin được chia sẻ đến bạn đọc những vấn đề cơ bản về thuế TNDN qua bài viết dưới đây:
I. Thuế Thu nhập doanh nghiệp là gì?
Thuế thu nhập doanh nghiệp tương tự như thuế thu nhập cá nhân, đều là khoản thuế trực thu, tuy nhiên đối tượng chịu thuế là kết quả hoạt động kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp.
II. Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Như đã nói, đối tượng chịu thuế TNDN được xác định là kết quả kinh doanh, cụ thể của các đối tượng nộp thuế sau:
1. Các loại hình doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;
2. Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập có sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ, phát sinh thu nhập chịu thuế;
3. Tổ chức thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
4. Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam thuộc một trong các loại hình sau:
- Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, hầm mỏ, mỏ dầu khí hoặc địa điểm khai thác tài nguyên khác;
- Địa điểm, công trình xây dựng
- Cơ sở cung cấp dịch vụ (bao gồm cả dịch vụ tư vấn);
- Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài;
- Đại diện của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam (là đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng, hoặc không có thẩm quyền nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng, cung ứng dịch vụ).
5. Tổ chức khác có phát sinh thu nhập chịu thuế TNDN;
6. Doanh nghiệp nước ngoài không hoạt động theo Luật Đầu tư, Luật doanh nghiệp có phát sinh thu nhập chịu thuế.
III. Đối tượng chịu thuế TNDN
Đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp thực chất là doanh thu sau khi đã trừ đi chi phí được trừ trong kỳ (tức các khoản chi phí hợp lý không chịu thuế TNDN) và các khoản được miễn thuế của doanh nghiệp.
#1. Chi phí được trừ
Chi phí được trừ là các khoản chi thỏa mãn:
- Phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của DN
- Có đầy đủ hóa đơn chứng từ chứng minh
- Có chứng từ chứng minh thanh toán dưới hình thức chuyển khoản đối với các hóa đơn mua hàng hóa dịch vụ từng lần trên 20 triệu
#2. Chi phí không được trừ
Các khoản chi vi phạm một trong các điều kiện trên không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, ngoài ra có 36 trường hợp chi phí khác không đủ điều kiện được trừ, bao gồm:
1. Chi phí khấu hao tài sản cố định thuộc các trường hợp sau:
- TSCĐ không sử dụng phục vụ sản xuất kinh doanh (trừ TSCĐ phục vụ người lao động)
- TSCĐ không có giấy tờ chứng minh thuộc sở hữu doanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê mua tài chính)
- TSCĐ không được hạch toán, theo dõi trên sổ kế toán của doanh nghiệp
- Phần trích khấu hao vượt mức quy định hiện hành (mức trích khấu hao nhanh tối đa không quá 2 lần chi phí khấu hao theo phương pháp đường thẳng)
- Phần trích khấu hao tương ứng với nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng đối với xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống (trừ ô tô kinh doanh vận tải hành khách, du lịch và khách sạn)
- Khấu hao đối với tàu bay dân dụng, du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, khách du lịch
- Khấu hao đối với TSCĐ đã khấu hao hết giá trị
- Khấu hao đối với phần không sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công trình trên đất
- Quyền sử dụng đất lâu dài không được trích khấu hao và phân bổ vào chi phí được trừ
2. Khoản chi nguyên, nhiên, vật liệu, năng lượng, hàng hóa vượt mức tiêu hao hợp lý
3. Chi phí mua vào hàng hóa dịch vụ không hóa đơn, được phép lập bảng kê thay thế nhưng không lập
4. Chi tiền lương, tiền công cho người lao động bao gồm:
- Khoản chi đã hạch toán vào chi phí trong kỳ nhưng thực tế chưa chi hoặc không có chứng từ thanh toán hợp pháp
- Các khoản tiền lương, tiền công không được quy định cụ thể tại: Hợp đồng lao động, Thỏa ước lao động tập thể, Quy chế tài chính, Quy chế thưởng
- Chi tiền lương, tiền công, phụ cấp phải trả người lao động nhưng hết hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm mà chưa chi (trừ TH đã trích lập quỹ dự phòng tiền lương, mức tối đa bằng 17% quỹ lương thực hiện)
- Tiền lương trả cho chủ doanh nghiệp tư nhân, giám đốc công ty TNHH, các sáng lập viên, thành viên của hội đồng quản trị (không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất kinh doanh)
5. Chi trang phục cho người lao động bằng hiện vật không có hóa đơn chứng từ, chi bằng tiền, hiện vật trên 5 triệu đồng/người/năm
6. Chi thưởng sáng kiến, cải tiến không có quy chế quy định, không có hội đồng nghiệm thu
#3. Các khoản thu nhập được MIỄN thuế TNDN
Thu nhập được miễn thuế, hay còn gọi là thu nhập không chịu thuế TNDN, trong Điều 8 Thông tư 78/2014/TT-BTC có nêu rõ 12 khoản thu nhập được miễn thuế bao gồm:
- Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản…
- Thu nhập từ thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp
- Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ…
- Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp có bình quân 30% trở lên lao động trong năm là người khuyết tật, cai nghiện ma túy, người nhiễm HIV
- Thu nhập từ hoạt động dạy nghề cho người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn…
- Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần, liên doanh liên kết…
- Khoản tài trợ sử dụng cho giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hóa, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam
- Thu nhập từ chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải của doanh nghiệp lần đầu được cấp chứng chỉ giảm phát thải
- Thu nhập liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao của Ngân hàng Phát triển Việt Nam từ hoạt động tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng xuất khẩu…
- Phần thu nhập không chia
- Thu nhập từ chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực ưu tiên chuyển giao cho tổ chức, cá nhân ở địa bàn có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn.
- Thu nhập của văn phòng thừa phát lại…
IV. Thuế suất thuế TNDN
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp được hiểu là một tỷ lệ % nhất định được quy cho các đối tượng chịu thuế, làm căn cứ xác định số thuế TNDN mà tổ chức nộp thuế phải nộp.
Theo Điều 11 Thông tư 78/2014/TT-BTC ấn định thuế suất thuế TNDN kể từ ngày 1/1/2016 là 20% trừ các trường hợp sau:
- Đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí: thuế suất từ 32% đến 50%
- Các trường hợp khác được áp dụng ưu đãi thuế suất thuế TNDN theo bảng sau:
Trường hợp | Thuế suất ưu đãi |
1. Thu nhập từ DAĐT mới | Thuế suất 10% trong vòng 15 năm |
Tại địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn | |
Thuộc các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục ưu tiên… | |
Thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường | |
Thuộc các lĩnh vực:
+ Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển; + Ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; + Đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên phát triển; + Đầu tư xây dựng – kinh doanh cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; + Đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định; + Sản xuất sản phẩm phần mềm; sản xuất vật liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm; + Sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải; phát triển công nghệ sinh học. |
|
Thuộc lĩnh vực sản xuất (trừ dự án sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, dự án khai thác khoáng sản) đáp ứng:
+ DAĐT có quy mô vốn đăng ký lần đầu tối thiểu 6.000 tỷ, giải ngân không quá 3 năm từ ngày cấp GCNĐT, tổng doanh thu tối thiểu 10 tỷ/năm chậm nhất 3 năm từ năm có doanh thu, hoặc; + DAĐT có quy mô vốn đăng ký lần đầu tối thiểu 6.000 tỷ, giải ngân không quá 3 năm từ ngày cấp GCNĐT, đủ điều kiện sử dụng trên 3.000 lao động và đang sử dụng chậm nhất 3 năm từ năm có doanh thu |
|
2. Thu nhập từ doanh nghiệp trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường | Thuế suất 10% trong suốt thời gian hoạt động |
3. Thu nhập từ hoạt động xuất bản của nhà xuất bản | |
4. Thu nhập từ hoạt động báo in của cơ quan báo chí | |
5. Thu nhập từ thực hiện DAĐT, kinh doanh nhà ở xã hội để bán, cho thuê, thuê mua | |
6. Thu nhập của doanh nghiệp từ: trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng; nuôi trồng nông, lâm, thủy sản ở địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn; sản xuất, nhân và lai tạo giống cây trồng, vật nuôi; sản xuất, khai thác và tinh chế muối, đầu tư bảo quản nông sản sau thu hoạch | |
7. Thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp không thuộc địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn | |
8. Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn | Thuế suất 17% trong 10 năm |
9. Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện DAĐT mới: + Sản xuất thép cao cấp, sản phẩm tiết kiệm năng lượng, máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, thiết bị tưới tiêu;
+ Sản xuất, tinh chế thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản; + Phát triển ngành nghề truyền thống |
|
10. Quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng hợp tác xã và Tổ chức tài chính vi mô | Thuế suất 17% trong suốt thời gian hoạt động |
Bảng tổng hợp ưu đãi thuế suất thuế TNDN
V. Ưu đãi thuế TNDN
#1. Điều kiện hưởng ưu đãi thuế TNDN
Điều kiện chung để các doanh nghiệp hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
- Doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, nộp thuế theo kê khai
- Trong thời gian được hưởng ưu đãi thuế: doanh nghiệp phải tách riêng thu nhập từ hoạt động được hưởng ưu đãi và hoạt động không được hưởng để kê khai nộp thuế riêng
- Không áp dụng ưu đãi thuế suất thuế TNDN đối với các khoản thu nhập sau:
a. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, quyền góp vốn, chuyển nhượng bất động sản (trừ đầu tư kinh doanh nhà ở xã hội), thu nhập từ chuyển nhượng DAĐT, quyền tham gia DAĐT, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản; thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam; thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản; thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam.
b. Thu nhập từ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí, tài nguyên quý hiếm khác và thu nhập từ hoạt động khai thác khoáng sản.
c. Thu nhập từ kinh doanh dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Doanh nghiệp có DAĐT được hưởng ưu đãi thuế TNDN do đáp ứng điều kiện về lĩnh vực ưu đãi đầu tư thì các khoản thu nhập từ lĩnh vực ưu đãi đầu tư, thu từ thanh lý phế liệu, phế phẩm của sản phẩm thuộc lĩnh vực được ưu đãi đầu tư, chênh lệch tỷ giá liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của lĩnh vực được ưu đãi, lãi tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn, các khoản thu nhập có liên quan trực tiếp khác cũng được hưởng ưu đãi thuế TNDN.
- Doanh nghiệp có DAĐT được hưởng ưu đãi thuế TNDN do đáp ứng điều kiện ưu đãi về địa bàn (bao gồm cả khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao): thu nhập được hưởng ưu đãi thuế là toàn bộ thu nhập phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn ưu đãi (trừ các trường hợp a, b, c trên)
Điều kiện riêng đối với DAĐT mới
Dự án đầu tư mới được ưu đãi thuế suất, miễn giảm thuế phải thỏa mãn các điều kiện sau:
- Dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần thứ nhất từ ngày 1/1/2014 và phát sinh doanh thu dự án từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
- DAĐT trong nước gắn với việc thành lập doanh nghiệp mới, vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ ngày 1/1/2014.
- DAĐT đã được cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư trước ngày 1/1/2014 nhưng đang trong quá trình đầu tư, chưa đi vào hoạt động, chưa phát sinh doanh thu và được cấp Giấy chứng nhận điều chỉnh Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh từ ngày 1/1/2014 của dự án đó.
- DAĐT với dự án doanh nghiệp đang hoạt động (kể cả trường hợp dự án có vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện) có Giấy chứng nhận đầu tư từ ngày 1/1/2014 về việc thực hiện dự án đầu tư độc lập này.
- Trường hợp doanh nghiệp có điều chỉnh, bổ sung Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư của dự án đã đi vào hoạt động không tác động làm thay đổi điều kiện đang được hưởng ưu đãi thì thu nhập của hoạt động điều chỉnh, bổ sung tiếp tục được hưởng ưu đãi của dự án trước khi điều chỉnh, bổ sung trong thời gian còn lại hoặc ưu đãi theo diện đầu tư mở rộng nếu đáp ứng điều kiện ưu đãi theo quy định.
- Dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo diện đầu tư mới không bao gồm các các trường hợp sau:
- DAĐT hình thành từ việc: chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp;
- DAĐT hình thành từ việc chuyển đổi chủ sở hữu (bao gồm cả trường hợp thực hiện dự án đầu tư mới nhưng vẫn kế thừa tài sản, địa điểm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp cũ để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh, mua lại dự án đầu tư đang hoạt động).
- Doanh nghiệp thành lập hoặc doanh nghiệp có dự án đầu tư DAĐT từ việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất được kế thừa các ưu đãi về thuế TNDN của doanh nghiệp hoặc DAĐT trước trong thời gian còn lại nếu tiếp tục đáp ứng các điều kiện ưu đãi thuế TNDN.
- Đối với doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo diện doanh nghiệp mới thành lập từ DAĐT chỉ áp dụng đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh đáp ứng điều kiện ưu đãi đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp co thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng không làm thay đổi việc đáp ứng các điều kiện ưu đãi thuế theo quy định thì doanh nghiệp tiếp tục được hưởng ưu đãi thuế cho thời gian còn lại.
Điều kiện riêng đối với DAĐT mở rộng
Đối với DAĐT mở rộng, cần thỏa mãn:
- Nguyên giá TSCĐ tăng thêm khi DAĐT hoàn thành đi vào hoạt động đạt từ 20 tỷ đồng đối với DAĐT mở rộng hưởng ưu đãi thuế TNDN hoặc từ 10 tỷ đồng trở lên đối với DAĐT mở rộng tại địa bàn kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
- TSCĐ tăng tối thiểu 20% so với tổng nguyên giá trước đầu tư
- Công suất thiết kế tăng tối thiểu 20% so với công suất trước đầu tư
#2. Các trường hợp ưu đãi thuế TNDN
Căn cứ theo Chương VI Thông tư 78/2014/TT-BTC, ưu đãi thuế TNDN được chia làm 3 lĩnh vực, bao gồm:
- Ưu đãi về thuế suất thuế TNDN
- Ưu đãi về thời gian miễn giảm thuế
- Ưu đãi giảm số thuế TNDN phải nộp
VI. Cách tính thuế TNDN năm 2021
Để xác định được số thuế TNDN phải nộp, kế toán cần căn cứ trên thuế suất thuế TNDN hiện hành và thu nhập tính thuế của doanh nghiệp.
Số thuế TNDN phải nộp được xác định bằng:
Trong đó:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ kết chuyển)
Thu nhập chịu thuế = ( Doanh thu – Chi phí được trừ) + Thu nhập khác
VII. Hạch toán thuế TNDN
Sau khi xác định được số thuế TNDN, kế toán hạch toán khoản phải trả vào chi phí thuế TNDN hiện hành trong kỳ, bên cạnh đó, thuế TNDN hoãn lại được hiểu là khoản thuế dự kiến phải nộp trong tương lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế TNDN trong năm hiện hành.
#1. Hạch toán thuế TNDN hiện hành
Bước 1: Xác định số thuế TNDN tạm nộp, hạch toán:
Nợ TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành
Có TK 3334 – Thuế TNDN phải nộp
Bước 2: Căn cứ vào số thuế TNDN thực tế phải nộp trên tờ khai quyết toán thuế, hạch toán bút toán điều chỉnh:
+ Số thuế thực tế phải nộp > số tạm nộp:
Nợ TK 8211 – Chênh lệch tăng
Có TK 3334
+ Số thuế thực tế phải nộp < số tạm nộp:
Nợ TK 3334 – Chênh lệch giảm
Có TK 8211
Nếu có phát hiện các sai sót không trọng yếu của các năm trước: doanh nghiệp ghi nhận số thuế TNDN thay đổi vào tài khoản thuế TNDN năm hiện hành
Bước 3: Kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành
TH1: TK 8211 có phát sinh Nợ > Có:
Nợ TK 911
Có TK 8211
TH2: TK 8211 có phát sinh Nợ < Có:
Nợ TK 8211
Có TK 911
#2. Hạch toán thuế TNDN hoãn lại
Số thuế TNDN hoãn lại được dự tính trước cho tương lai nên thường có sự chênh lệch giữa số dự kiến và số thực tế phải trả. Khoản thuế TNDN hoãn lại khi hoàn nhập được coi như tài sản của doanh nghiệp, hay tài sản thuế TNDN hoãn lại, theo dõi trên TK243
Tài sản thuế TNDN hoãn lại được xác định bằng:
Tài sản thuế TNDN hoãn lại = (Chênh lệch tạm thời được khấu trừ + Giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng) x Thuế suất thuế thu nhập hiện hành (%)
Trong kỳ, kế toán hạch toán như sau:
TH1: Nếu tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm: kế toán ghi giảm tài sản thuế thu nhập hoãn lại bằng số chênh lệch giữa số tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh nhỏ hơn số được hoàn nhập trong năm, ghi:
Nợ TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
Có TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
TH2: Nếu tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn số thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm: kế toán ghi tăng tài sản thuế thu nhập hoãn lại bằng số chênh lệch giữa số tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh lớn hơn số được hoàn nhập trong năm, ghi:
Nợ TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Có TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
VIII. Một số lưu ý quan trọng khi quyết toán thuế TNDN
Cuối năm, các doanh nghiệp phải thực hiện quyết toán số thuế TNDN phải nộp phát sinh trong kỳ theo mẫu 03/TNDN. Tuy nhiên, có một số lỗi hay mắc phải doanh nghiệp cần lưu ý như sau:
#1. Thời gian chuyển lỗ tối đa
Doanh nghiệp khi quyết toán thuế xong mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập (khoản thu nhập chịu thuế sau khi đã trừ thu nhập miễn thuế) của những năm tiếp theo nhưng tối đa không quá 5 năm (tính từ năm bắt đầu chuyển lỗ)
#2. Thay đổi trong Tổng lợi nhuận trước thuế do khác biệt giữa luật kế toán và luật thuế
Kế toán cần lưu ý phần điều chỉnh tăng Tổng lợi nhuận trước thuế TNDN do sự khác biệt giữa kế toán và luật thuế, cụ thể gõ từ chỉ tiêu B2 cho tới B7.
Đặc biệt: chú ý các khoản chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN: gõ vào chỉ tiêu B4.
#3. Điều chỉnh giảm Tổng lợi nhuận trước thuế
Điều chỉnh giảm Tổng lợi nhuận trước thuế TNDN đối với phần doanh thu đã xuất hóa đơn, ghi nhận trong năm 2019 nhưng bị thuế thanh tra kéo về các năm trước và đã truy thu, phạt nộp chậm thuế. Chú ý gõ vào chỉ tiêu B9 đến B11 tương ứng.
#4. Thuế suất thuế TNDN
Xác định đúng thuế suất thuế TNDN của doanh nghiệp mình để xác định thu nhập tính thuế và điền vào các cột C7, C8, C9 tương ứng.
#5. Ưu đãi thuế
Lưu ý chính sách ưu đãi thuế doanh nghiệp đang được hưởng, đồng thời cần kê khai kèm phụ lục 03-3A
Trên đây là chi tiết những Vấn đề cơ bản về Thuế thu nhập doanh nghiệp. Nếu có vấn đề nào chưa rõ hoặc cần hỗ trợ, bạn đọc có thể để lại bình luận bên dưới.
Mối Quan tâm của Quý vị
Quý vị không chắc chắn doanh nghiệp của mình có tuân thủ với các quy định thuế hiện hành hay không
Chi phí cho việc tuân thủ thuế của Doanh nghiệp đang vượt ngoài tầm kiểm soát
Quý vị lo lắng rằng các quy định mới có thể làm mất lợi thế cạnh tranh của Quý vị
Quý vị quan tâm đến rủi ro về uy tín của Doanh nghiệp mình do không tuân thủ đầy đủ các quy định của Nhà nước
Quý vị cần sự hỗ trợ khi làm việc với các Đoàn kiểm tra, thanh tra thuế
Quý vị muốn xác nhận rằng các bộ phận nội bộ của Doanh nghiệp đang tuân thủ đầy đủ các quy định thuế hiện hành
Quý vị muốn nhận diện sớm các tác động về Transfer Pricing và Anti-BEPS và tuân thủ các quy định này
Quý vị muốn có kế hoạch đào tạo nhân viên nhằm nắm bắt được yêu cầu mới về việc tuân thủ thuế
Quý vị cần sự hỗ trợ để tuân thủ tốt hơn về các quy định Hải quan
Năng lực của chúng tôi
Yếu tố quan trọng nhất trong thành công của chúng tôi là nguồn nhân lực. Với năng lực chuyên môn cao, được đào tạo tốt, năng động, sáng tạo, có phong cách làm việc chuyên nghiệp và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, khả năng nắm bắt vấn đề, và thấu hiểu nhu cầu của khách hàng, chúng tôi chắc chắn sẽ đáp ứng được mong đợi của khách hàng bằng những dịch vụ không ngừng đổi mới và hoàn thiện.
Với đội ngũ nhân viên giỏi được tuyển chọn, sàng lọc kỹ lưỡng, chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ có chất lượng cao. Chúng tôi tự hào có được đội ngũ nhân viên có năng lực và kinh nghiệm được tích lũy, hoàn thiện và đào tạo thường xuyên thông qua các chương trình đào tạo của Bộ Tài Chính, Tổng Cục thuế, các tổ chức quốc tế và đào tạo nội bộ. Bên cạnh việc tập trung đào tạo các kỹ năng chuyên môn, chúng tôi còn tập trung đào tạo các kỹ năng tổ chức quản lý.
RSM Việt Nam hiểu rằng vấn đề thuế là mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp. Do đó chúng tôi luôn ưu tiên đến chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu về hiệu quả kinh doanh của Quí vị. Với đội ngũ chuyên gia tư vấn thuế giàu kinh nghiệm, chúng tôi đã xây dựng được mối quan hệ hợp tác kỹ thuật chặt chẽ với cơ quan thuế các cấp.
RSM Việt Nam luôn có những giải pháp hỗ trợ khách hàng tuân thủ tốt các quy định thuế thuế, lập kế hoạch thuế một cách hiệu quả nhằm đạt đến mục tiêu kinh doanh; đồng thời tư vấn trợ giúp cho khách hàng giảm thiểu tác động về thuế do không nắm bắt đầy đủ các quy định.
Dịch vụ của Luật Đỗ Gia Việt
Đánh giá tình hình chấp hành nghĩa vụ thuế
Quản lý rủi ro về thuế
Dịch vụ tư vấn thuế trọn gói
Hỗ trợ quyết toán thuế
Soát xét về thuế và nộp hồ sơ tuân thủ
Xin ưu đãi thuế
Xây dựng cấu trúc thuế hiệu quả
Soát xét tờ khai thuế do doanh nghiệp/ cá nhân tự lập
Lập tờ khai thuế cho các nhân trực phải tiếp kê khai
Đại diện cho khách hàng làm việc với cơ quan thuế
Lập hồ sơ giải trình và xin hoàn thuế
Lập kế hoạch dài hạn về thuế.
ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT
Giám đốc - Luật sư: Đỗ Ngọc Anh Công ty luật chuyên:Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy: Tổ 14 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: luatsudongocanh@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatsungocanh.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino