Nhãn phụ là gì?

0
275

Nhãn phụ là gì? Hiểu một cách đơn giản, nhãn phụ là loại tem dán trên hàng hóa nhập khẩu nhằm thể hiện thông tin cần thiết về mặt hàng này. Các loại hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài nếu không có nhãn phụ thì không được phép lưu thông trên thị trường Việt Nam. Vậy tem nhãn phụ phải thể hiện nội dung gì? Dịch vụ chúng tôi chuyên in tem nhãn sẽ luôn hỗ trợ tư vấn cho Quý khách hàng.

Tem nhãn phụ là gì?

Là loại nhãn thể hiện các nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài sang tiếng Việt. Đồng thời, bổ sung các nội dung bắt buộc theo quy định của pháp luật mà nhãn gốc còn thiếu bằng tiếng Việt .

Chức năng của nhãn phụ là giúp cơ quan hải quan, công an và người tiêu dùng kiểm soát, phân biệt với hàng hóa nhập lậu.

Các trường hợp buộc phải có tem nhãn phụ

Trong các trường hợp sau đây bắt buộc phải có tem nhãn phụ đối với hàng hóa:

  • Hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam mà nhãn mác chưa thể hiện hoặc thể hiện không đầy đủ các nội dung bắt buộc, hàng hóa có nhãn gốc là ngôn ngữ nước ngoài. Lúc này phải có nhãn phụ thể hiện các nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt nhưng vẫn giữ nguyên nhãn gốc hàng hóa. Đặc biệt, nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung trên nhãn gốc.
  • Hàng hóa không xuất khẩu được, bị trả về và đưa vào lưu thông tại thị trường Việt Nam.

Các trường hợp không cần có tem nhãn phụ

Dưới đây là những trường hợp đặc biệt mà hàng nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam không cần phải có tem nhãn phụ:

  • Với mặt hàng là những linh kiện nhập khẩu để thay thế các linh kiện khác trong dịch vụ bảo hành hàng hóa của cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm đối với loại hàng hóa đó, không dùng để bán ra thị trường;
  • Nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, cũng như linh kiện để ứng dụng trong sản xuất mà không bán ra thị trường.

Quy định về nội dung nhãn phụ hàng hóa nhập khẩu

Nội dung của nhãn phụ

Nội dung trên nhãn phụ phải là nội dung được dịch nguyên sang tiếng Việt. Bao gồm các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốc và một số nội dung bổ sung bắt buộc khác còn thiếu theo quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP.

Tổ chức, cá nhân ghi nhãn phải đảm bảo tính trung thực và chính xác của nội dung được thể hiện trên nhãn phụ. Đảm bảo nội dung được bổ sung không làm người dùng hiểu sai nội dung trên nhãn gốc. Đồng thời phải phản ánh đúng bản chất và nguồn gốc của loại hàng hóa.

Đặc biệt, đối với loại hàng hóa không xuất khẩu được, bị trả lại khi đưa vào lưu thông tại thị trường Việt Nam. Trên nhãn phụ phải có dòng chữ được tô đậm “Được sản xuất tại Việt Nam”.

Tên hàng hóa

Đây là thông tin bắt buộc phải có trên cả nhãn gốc và nhãn phụ. Thường được in ở vị trí mà người tiêu dùng dễ dàng nhìn thấy. Có kích thước lớn nhất trong số các chữ viết thể hiện các nội dung khác trên nhãn phụ.

Tên, địa chỉ cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm về hàng hóa

Nội dung về tên, địa chỉ của các nhân, tổ chức chịu trách nhiệm về hàng hóa các bạn có thể tham khảo tại điều 12 Nghị định 43/2017/NĐ-CP.

Thông tin trên nhãn

Ngày sản xuất, hạn sử dụng

Ngày sản xuất, hạn sử dụng xác định như thế nào?

Ngày sản xuất là mốc thời gian cuối cùng trong công đoạn sản xuất hàng hóa. Thông qua mốc thời gian này người dùng có thể xác định việc sản xuất được hoàn thành lúc nào. Ngày sản xuất có thể ghi cụ thể bằng cụm từ “Ngày sản xuất” hoặc viết tắt NSX.

Hạn sử dụng từ mốc thời gian này trở đi hàng hóa sẽ không còn giữ được đặc tính chất lượng. Hàng hóa có thể bị ảnh hưởng chất lượng, sức khỏe của người tiêu dùng. Hạn sử dụng có thể ghi cụ thể bằng cụm từ “Hạn sử dụng”, “Hạn dùng” hoặc viết tắt HSD, HD.

Cách trình bày ngày sản xuất, hạn sử dụng đúng chuẩn

Ghi NSX, HSD phải theo lịch dương, thứ tự lần lượt là ngày/tháng/năm. Nếu ghi khác thức tự này thì cần phải có chú thích cụ thể để người dùng có thể nhận biết.

Thông tin về NSX, HSD phải được ghi cụ thể tương ứng với từng cột mốc ngày/tháng/năm. Phải được thể hiện bằng hai chữ số tự nhiên nhưng vẫn có thể ghi bốn chữ số với thông tin về năm. Chẳng hạn như hạn sử dụng là 29/09/2021 hoặc 29/09/21 đều được.

Xuất xứ hàng hóa

Việc ghi xuất xứ hàng hóa được quy định bao gồm cụm từ “nước sản xuất”, “chế tạo tại”, “xuất xứ”, “sản xuất tại” hoặc “sản xuất bởi” và tên nước, vùng lãnh thổ sản xuất hàng hóa đó. Lưu ý, tên nước và vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa không được viết tắt.

Thành phần, thành phần định lượng

Tham khảo Điều 16 Nghị định 43/2017/NĐ-CP để biết rõ quy định về thành phần, thành phần định lượng.

Tổng hợp những mẫu tem nhãn phụ hàng hóa đúng chuẩn

Bên cạnh những nội dung được dịch ra tiếng Việt từ nhãn gốc thì nhãn phụ cần phải ghi thêm các nội dung cần bổ sung theo quy định của pháp luật Việt Nam. Nội dung còn thiếu sẽ tùy thuộc vào nhãn gốc hàng hóa, mặt hàng mà doanh nghiệp nhập về.

Tham khảo một số tem nhãn phụ đúng chuẩn, có ghi đầy đủ thông tin theo pháp luật của Việt Nam.

Tóm lại, để hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài được phép lưu thông trên thị trường Việt Nam. Thì các cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm về hàng hóa cần phải in tem nhãn phụ với đầy đủ thông tin theo quy định của pháp luật. Bài viết là những thông tin hữu ích giúp bạn giải đáp cho câu hỏi nhãn phụ là gì.

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT

Giám đốc - Luật sư:  Đỗ Ngọc Anh
Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Văn phòng luật sư Hải Phòng: Số 102, Lô 14 đường Lê Hồng Phong, Phường Đằng Lâm, Quận Hải An, Hải Phòng.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: luatdogiaviet@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatdogiaviet.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcNhãn gốc là gì?
Bài tiếp theoChưa đăng ký kết hôn, có thể nhập hộ khẩu về nhà chồng?