Tìm hiểu về lệnh truy nã lừa đảo chiếm đoạt tài sản

0
436

Ngày nay, tình hình tội phạm diễn ra khá phức tạp và tinh vi. Có rất nhiều trường hợp bị kết án nhưng đã bỏ trốn hoặc phạm pháp xong bỏ trốn. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến bị truy nã. Vậy lệnh truy nã là gì và thời gian lệnh truy nã lừa đảo chiếm đoạt tài sản là bao lâu? Hãy cùng Luật Sư Ngọc Anh đi tìm câu trả lời cho vấn đề này ở bài viết sau.

Tìm hiểu về lệnh truy nã là gì?

Lệnh truy nã là một lệnh nằm trong hệ thống của Cơ quan Công an điều tra với mục đích để truy tìm và xác định các đối tượng, bị can hiện đang ở đâu. Hoặc có thể trong quá trình vi phạm pháp luật hình sự (đã có hoặc chưa có bản án xét xử của Tòa án) khi người đó bỏ trốn hoặc không biết đang ở vị trí nào.

Lệnh truy nã do Cơ quan Công an điều tra quyết định

Trong thời gian 24 giờ từ khi xác định được tội phạm bỏ trốn không xác định được tội phạm đang ở đâu. Cơ quan có thẩm quyền quản lý sẽ đưa ra quyết định truy nã và nhanh chóng gửi đến cơ quan công an các cấp để phối hợp truy bắt. Lệnh truy nã sẽ được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc niêm yết ở những nơi công cộng để mọi người biết, phát hiện, tố giác và bắt giữ tội phạm.

Thời hạn lệnh truy nã lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

Theo như Mục 13 – Phần II của Công văn số 81/2002/TANDTC đã quy định các trường hợp về quyết định truy nã hết hiệu lực như sau: “Quyết định (lệnh) truy nã chỉ hết hiệu lực khi người bị truy nã đã chết hoặc bị bắt giữ theo quyết định (lệnh) truy nã hoặc trong trường hợp có quyết định đình nã của cơ quan điều tra”.

Chính vì vậy, sẽ không có thời hạn cụ thể nào cho quyết định hiệu lực pháp lý của lệnh truy nã lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Và cũng không hề có một căn cứ nào về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm bị truy nã.

Cơ quan chức năng nào có thẩm quyền trong việc phát lệnh truy nã

Đối với lệnh truy nã, chỉ có cơ quan điều tra mới là cấp có thẩm quyền đưa ra. Tùy thuộc vào từng giai đoạn của bản án và tùy vào từng trường hợp bị truy nã mà cơ quan sẽ có những quyết định khác nhau. Cụ thể:

Lệnh truy nã trong quá trình điều tra tội phạm

Trong quá trình điều tra đầu bản án, xác định về các đối tượng liên quan có hành vi bỏ trốn hoặc cơ quan điều tra không nắm bắt rõ được đối tượng đang ở đâu. Lúc này, cơ quan nhận thụ lý hồ sơ sẽ đưa ra lệnh truy nã và phối hợp cùng với các lực lượng chức năng để truy bắt tội phạm.

Trường hợp những bị can đang bị tạm giữ hoặc bị tạm giam có hành vi bỏ trốn thì người có trách nhiệm giam giữ sẽ báo ngay với Cơ quan công an, cảnh sát nơi bị can bỏ trốn. Đối với hành vi này, cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định tố tụng, khởi tố về tội “trốn khỏi nơi giam giữ” cùng với những tội danh mà trước đó bị can đã vi phạm.

Lệnh truy nã trong quá trình truy tố

Trong quá trình này, nếu bị can, bị cáo có hành vi bỏ trốn, không chấp hành án thì Viện kiểm sát đang chịu trách nhiệm thụ lý hồ sơ sẽ yêu cầu cơ quan thẩm quyền ra quyết định truy nã.

Lệnh truy nã trong quá trình tố tụng

Ở quá trình tố tụng, khi nhận được quyết định của Viện kiểm sát về việc sau khi nhận cáo trạng bị cáo có hành vi bỏ trốn. Hoặc trong giai đoạn chuẩn bị bước vào xét xử, nếu bị cáo có hành vi bỏ trốn thì Tòa án sẽ ra quyết định và yêu cầu Cơ quan công an chức năng phát lệnh truy nã.

Lệnh truy nã trong quá trình chấp hành bản án

  • Trường hợp bị can được tại ngoại, nhưng khi quay trở lại chấp hành án không hề tuân theo hoặc tìm cách bỏ trốn thì Tòa án sẽ yêu cầu Cơ quan chức năng phát lệnh truy nã.
  • Trường hợp bị can đang trong quá trình thi hành án (về tội chiếm đoạt tài sản) tại trại giam nhưng có hành vi bỏ trốn. Sau 24 giờ không phát hiện được bị can bỏ trốn sẽ tiến hành truy bắt. Nếu vẫn không có kết quả sẽ phát lệnh truy nã lừa đảo chiếm đoạt tài sản và phối hợp với các lực lượng chức năng tiến hành truy bắt.
  • Trường hợp đối tượng bị trục xuất, không chấp hành án và bỏ trốn, sau 1 tuần tìm kiếm và vây bắt không có kết quả sẽ phát lệnh truy nã.

Lời kết

Với những gì mà chúng tôi vừa chia sẻ, bạn đã biết lệnh truy nã lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thời hạn hay không rồi chứ? Ngoài ra, nếu bạn  muốn điều tra về đối tượng nào đó hoặc tìm hiểu về một ai đó có phải đang bị truy nã hay không hãy để Thám Tử Tư giúp bạn. Với đội ngũ luật sư chuyên nghiệp và có kinh nghiệm cao, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm kiếm được thông tin nhanh chóng và chính xác nhận.

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT

Giám đốc - Luật sư:  Đỗ Ngọc Anh
Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Văn phòng luật sư Hải Phòng: Số 102, Lô 14 đường Lê Hồng Phong, Phường Đằng Lâm, Quận Hải An, Hải Phòng.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: luatdogiaviet@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatdogiaviet.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcLừa tình có bị đi tù không?
Bài tiếp theoThuê luật sư trong trường hợp bị giam giữ về tội trộm cắp tài sản