Việc Cơ quan điều tra hỏi cung bị can trong thời hạn tạm giữ có đúng quy định không?

0
428
Trong quá trình gia hạn tạm giữ lần 1, đến ngày thứ 4, Cơ quan điều tra ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tiến hành hỏi cung bị can ngay. Việc Cơ quan điều tra hỏi cung bị can trong thời hạn tạm giữ có đúng quy định không?

Câu trả lời của Luật sư Đỗ  Gia Việt

Điều 183 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định:
“1. Việc hỏi cung bị can do Điều tra viên tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can…
3. Không hỏi cung bị can vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản…
6. Việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh…”
Như vậy, việc Cơ quan điều tra hỏi cung bị can trong thời hạn tạm giữ, không hỏi cung bị can vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được là đúng theo quy định pháp luật.

Luật sư có được có mặt khi hỏi cung bị can trong giai đoạn điều tra?

Theo quy định Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trường hợp bắt tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.

Căn cứ Khoản 1 Điều 73 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì người được bào chữa có các quyền sau:

b) Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can;

c) Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này;

d) Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này;

Căn cứ theo quy định trên thì luật sư có quyền có mặt khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung người bị tạm giam. Nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, bị tạm giữ, bị can. Luật sư được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác. Luật sư có nghĩa vụ sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị buộc tội vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo. Luật sư có mặt khi lấy lời khai và hỏi bị can nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của bị can.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc.

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT

Giám đốc - Luật sư:  Đỗ Ngọc Anh
Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Văn phòng luật sư Hải Phòng: Số 102, Lô 14 đường Lê Hồng Phong, Phường Đằng Lâm, Quận Hải An, Hải Phòng.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: luatdogiaviet@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatdogiaviet.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcBị bắt và khởi tố về tội xâm phạm chỗ ở có đúng pháp luật không?
Bài tiếp theoGhi âm hoặc ghi hình có âm thanh là gì?