Bản quyền tác giả là gì? Bảo hộ bản quyền tác giả như thế nào?

0
431

Quyền tác giả là quyền sở hữu trí tuệ quan trọng đối với các đối tượng tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Quyền tác giả hay bản quyền tác giả là gì? Làm cách nào để bảo hộ bản quyền tác giả đối với các tác phẩm mà bạn đang sở hữu? Cùng tìm hiểu câu trả lời ngay trong nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi nhé. 

Bản quyền tác giả là gì?

Bản quyền tác giả hay còn được gọi là quyền tác giả. Đây là một trong những loại quyền sở hữu trí tuệ được pháp luật công nhận và bảo hộ. Theo định nghĩa tại khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành:

“Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.”

Quyền tác giả bao gồm những quyền nào?

Quyền tác giả bao gồm những quyền nhân thân và quyền tài sản mà pháp luật liệt kê chi tiết đối với tác giả, chủ sở hữu của tác phẩm. Nhắc đến xâm phạm về quyền tác giả, chính là những hành vi gây ảnh hưởng đến các loại quyền nhân thân, quyền tài sản của quyền tác giả mà pháp luật đang bảo hộ.

Quyền tài sản của quyền tác giả

Quyền tài sản bao gồm những quyền liên quan đến việc khai thác, thương mại của tác phẩm trên thị trường. Các quyền này được tác giả, chủ sở hữu tác phẩm độc quyền thực hiện hoặc cho phép chủ thể khác thực hiện. Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, quyền tài sản bao gồm:

“a) Làm tác phẩm phái sinh;

b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

c) Sao chép tác phẩm;

d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.”

Quyền nhân thân của quyền tác giả

Quyền nhân thân là những quyền gắn trực tiếp với tác giả sáng tạo ra tác phẩm. Những quyền này được liệt kê tại Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành bao gồm:

“1. Đặt tên cho tác phẩm;

2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.”

Các phương thức bảo hộ bản quyền tác giả là gì?

Sau khi đã có góc nhìn sơ bộ về bản quyền tác giả là gì, bạn có thể bắt đầu tiến hành thủ tục đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Cơ quan nào chịu trách nhiệm về đăng ký bản quyền tác giả?

Hiện tại, Cục Bản quyền Việt Nam là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Cục Bản quyền có hai văn phòng đại diện hỗ trợ tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy chứng nhận bản quyền tại Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Địa chỉ cụ thể của các cơ quan này như sau:

  • Trụ sở chính của Cục Bản quyền: Số 33 Ngõ 294, 2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
  • Văn phòng đại diện Cục Bản quyền tại miền Nam: số 170 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Văn phòng đại diện Cục Bản quyền miền Trung – Tây Nguyên: số 58 Phan Châu Trinh, Hải Châu 1, Hải Châu, Đà Nẵng

Thời hạn xử lý hồ sơ đăng ký bản quyền

Bạn cần nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm cần được bảo hộ đến một trong ba địa điểm tiếp nhận hợp lệ trên. Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký quyền tác giả
  • Mẫu tác phẩm cần được bảo hộ
  • Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền
  • Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn
  • Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả; đồng ý của đồng sở hữu, nếu có nhiều chủ sở hữu chung.
  • Cam kết sáng tác của tác giả

Hy vọng những nội dung trên có thể giúp bạn định hình rõ nét hơn về bản quyền tác giả là gì.

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT

Giám đốc - Luật sư:  Đỗ Ngọc Anh Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Tổ 14 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: luatsudongocanh@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatsungocanh.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcTổng hợp các Điều ước về Luật sở hữu trí tuệ quốc tế
Bài tiếp theoMức hình phạt trong phạm vi khung hình phạt của những đồng phạm