Quy định pháp lý về văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

0
308

Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là tài liệu chứng nhận quyền độc quyền của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu của mình. Để có thể sở hữu văn bằng độc quyền nhãn hiệu, bạn phải thực hiện các thủ tục đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp hợp lệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tìm hiểu kỹ hơn về loại văn bằng này ngay trong nội dung bài viết dưới đây của Luật Đỗ Gia Việt

Các loại văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

Quyền sở hữu công nghiệp là một trong các loại quyền sở hữu trí tuệ quan trọng được pháp luật bảo hộ. Mỗi đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật công nhận đều sẽ được cấp văn bằng chứng minh quyền.

Văn bằng bảo hộ cũng được định nghĩa cụ thể tại khoản 25 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành là: “văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; quyền đối với giống cây trồng.”

Hiện tại, tùy thuộc vào đối tượng sở hữu công nghiệp sẽ có các loại văn bằng bảo hộ sau:

  • Bằng độc quyền sáng chế,
  • Bằng độc quyền giải pháp hữu ích,
  • Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp,
  • Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn,
  • Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
  • Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.

Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu được cấp như thế nào?

Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hay chính xác hơn là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho đối tượng đăng ký có hồ sơ đăng ký hợp lệ.

Thành phần hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu được hướng dẫn chung tại khoản 1 Điều 100 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, yêu cầu các tài liệu cơ bản sau:

  • 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN
  • Mẫu nhãn hiệu
  • Danh mục sản phẩm, dịch vụ sử dụng nhãn hiệu sắp xếp theo bảng phân loại quốc tế NICE 11
  • Giấy uỷ quyền, nếu nộp đơn thông qua ủy quyền
  • Tài liệu xác nhận quyền đăng ký
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Thời gian cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

Bạn phải nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu đến Cục Sở hữu trí tuệ hoặc văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ. Hồ sơ của bạn sẽ trải qua quá trình xét duyệt như sau:

  • Thẩm định hình thức: 01 tháng
  • Công bố đơn đơn ký nhãn hiệu hợp lệ: 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ
  • Thẩm định nội dung: không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn hợp lệ

Thời hạn sử dụng của văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là văn bằng bảo hộ có thời hạn sử dụng. Cụ thể theo quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, hiệu lực của giấy chứng nhận này như sau:

“1. Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

6. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.”

Trên đây là những nội dung cơ bản đối với hoạt động đăng ký cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu độc quyền theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành.

.

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT

Giám đốc - Luật sư:  Đỗ Ngọc Anh
Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Văn phòng luật sư Hải Phòng: Số 102, Lô 14 đường Lê Hồng Phong, Phường Đằng Lâm, Quận Hải An, Hải Phòng.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: luatdogiaviet@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatdogiaviet.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcVi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam là vấn đề đáng cảnh báo
Bài tiếp theoĐăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khi kinh doanh công nghệ