Vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam là vấn đề đáng cảnh báo

0
386

Không khó để bắt gặp những người dùng ở Việt Nam đang dùng phần mềm lậu (phần mềm không có bản quyền).  Đó là một thực trạng đáng báo động ở nước ta hiện nay.  

Thực trạng vi phạm bản quyền máy tính đáng lo ngại tại Việt Nam

Phần mềm máy tính gần như một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện nay. Theo Luật Sở hữu trí tuệ, phần mềm máy tính thuộc danh mục tác phẩm văn học – nghệ thuật – khoa học và được bảo vệ bản quyền một cách tự động mà không cần đăng ký. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam, đa phần các phần mềm đang được sử dụng lại là những phần mềm không có bản quyền.

Với lệnh tìm kiếm phần mềm bẻ khóa trên Internet, người dùng có thể dễ dàng tải về bất cứ phần mềm nào mình muốn. Không cần mất tiền mua bản quyền vẫn được sử dụng phần mềm mình cần, sự tiện lợi của phương thức này đã trở thành thói quen của hầu hết người dùng tại Việt Nam.

Có cầu thì mới có cung, theo thống kê của Liên Minh phần mềm BSA, có tới 75% các phần mềm tại Việt Nam đang bị xâm phạm bản quyền. Vi phạm tràn lan nhưng việc phát hiện các đối tượng bẻ khóa là không hề dễ dàng khi hầu hết các hacker thực hiện hành động bẻ khóa đều dưới những địa chỉ ẩn danh.

Theo anh Nguyễn Minh Đức – Giám đốc điều hành Công ty CP An toàn thông tin Cyradar, nguyên nhân mà người dùng sử dụng phần mềm lậu nhiều là vì thói quen trả tiền cho việc sử dụng phần mềm là không có. Về mặt công nghệ, các phần mềm về nguyên tắc đều có thể bị bẻ khóa. Việc cung cấp các phần mềm bẻ khóa là một trong những nghề nghiệp của giới hacker.

Tuy nhiên, việc sử dụng các phần mềm không bản quyền gây ảnh hưởng không nhỏ tới những nguy cơ về an ninh mạng cũng như những nguy cơ khó lường cho người dùng. Khi sử dụng các phần mềm không có bản quyền, người dùng sẽ không cập nhật được các bản vá từ các nhà cung cấp phần mềm và sẽ có rất nhiều lỗ hổng. Nếu không được vá, người dùng sẽ trở thành nạn nhân của các cuộc tấn công.

Xử phạt về vi phạm bản quyền

Trong Điều 20, Nghị định 28/2017 quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, hành vị bẻ khóa các phần mềm là hành vi vi phạm bản quyền và có mức xử phạt không hề nhỏ. Mức xử phạt này áp dụng cho cả những cá nhân, tổ chức sử dụng các phần mềm không có bản quyền.

Đã đến lúc người dùng tại Việt Nam cần ý thức cao hơn về sự cần thiết của việc sử các phần mềm có bản quyền trước khi đối mặt với những nguy cơ khó lường.

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐỖ GIA VIỆT

Giám đốc - Luật sư:  Đỗ Ngọc Anh
Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Văn phòng luật sư Hải Phòng: Số 102, Lô 14 đường Lê Hồng Phong, Phường Đằng Lâm, Quận Hải An, Hải Phòng.
Điện thoại: 0944 450 105
Email: luatdogiaviet@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatdogiaviet.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcCô gái bị đánh thủng màng nhĩ khi dạo bộ, có thể khởi tố vụ án?
Bài tiếp theoQuy định pháp lý về văn bằng bảo hộ nhãn hiệu